Báo chí quốc tế nói về bảo vệ quyền cho người lao động trong tình hình mới nhân Ngày Quốc tế Lao động

Năm nay (2022), thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong bối cảnh các nước đang nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đây là dịp để nhấn mạnh nhu cầu về điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động trên khắp thế giới.

Theo Bangkok Post, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi động lực và định nghĩa của công việc. Trong khi những người lao động có tay nghề cao chuyển dần sang làm việc từ xa thì trong ngày quốc tế lao động 1/5, giai cấp công nhân vẫn đang phải nỗ lực phấn đấu không chỉ để thay đổi mà còn để tồn tại. Bangkok Post nhận định, việc kỷ niệm ngày quốc tế lao động nhằm nâng cao nhận thức về mức lương công bằng và điều kiện làm việc trong bối cảnh thế giới bắt đầu dần bước vào một tương lai hậu Covid-19 và đây là thời điểm tốt nhất để tập trung vào hoàn cảnh của cả những người lao động nghèo, bị thiệt thòi. 

Hàng loạt vấn đề phát sinh như chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát, chuỗi cung ứng căng thẳng, chiến tranh và các doanh nghiệp đóng cửa, khiến người lao động và người lao động được trả lương thấp khó tồn tại trong một thế giới ngày càng đắt đỏ, với thu nhập không tăng nhiều như trước đây trên báo chí. Nói một cách đơn giản, người lao động đang bị ép đến giới hạn, với ít cơ hội làm việc hơn hoặc ít có cơ hội tăng lương bất chấp áp lực lạm phát. Nếu điều này tiếp tục, nhiều thập kỷ nỗ lực giảm nghèo sẽ bị đảo ngược trong vài năm tới.

Nhân ngày quốc tế lao động 1/5, tờ South China Morning Post đăng một bài viết, trong đó kêu gọi quyền cho người lao động. Đặc biệt là trong thời điểm kinh tế số và các công nghệ mới đang bùng nổ như hiện nay. South China Morning Post nhận định: Các quyền lao động quan trọng hơn bao giờ hết khi nền kinh tế kỹ thuật số và công nghệ mới khiến người lao động bị ảnh hưởng. 

Ngày nay, việc bảo vệ quyền của người lao động vẫn còn rất quan trọng, với nhiều quyền - bao gồm cả quyền thương lượng tập thể - bị người sử dụng lao động phớt lờ. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng lao động cưỡng bức, với nhu cầu làm thêm giờ ngày càng tăng và quá mức, điều kiện làm việc và nhà ở không đầy đủ và nguy hiểm, đồng thời bị khấu trừ tiền lương, cùng các hành vi vi phạm khác. 

Theo tác giả bài viết, tự động hoá trong các ngành công nghiệp ngày càng phổ biến, làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp. Tác giả dẫn ước tính của Diễn đàn kinh tế thế giới, theo đó đến năm 2025 sẽ có 85 triệc việc làm bị ảnh hưởng vì tự động hoá và công nghệ mới. Để người lao động tiếp tục được làm việc, họ cần bổ sung các kỹ năng, đồng thời luật lao động phải thích ứng với những điều kiện mới.

Vân Hương