Các giao dịch ngoại tệ trên 1.000 USD xếp vào loại giao dịch đáng ngờ

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, vấn đề chuyển tiền qua biên giới diễn ra thường xuyên đây là vấn đề thiết yếu trong ngành kinh tế. Nhưng cũng có những có những dòng tiền ẩn lợi dụng việc này nhằm trục lợi rửa tiền.

​Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc chuyển tiền qua biên giới là hoạt động thường xuyên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Số lượng các giao dịch về thương mại và đầu tư ngày càng lớn và yêu cầu thanh toán hàng ngày càng cao. Các giao dịch thanh toán qua biên giới phân ra thành nhiều loại hình giao dịch vãng lai như hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền phục vụ mục đích tiêu dùng thì các tổ chức, cá nhân được tự do thực hiện.

Mỗi ngày có nhiều triệu giao dịch nên nếu các tổ chức tín dụng kiểm soát trước thì không thể được, gây sẽ ách tắc toàn bộ các giao dịch. Vì vậy, trong các quy định hiện hành, ngân hàng sẽ kiểm tra những chứng từ và các tổ chức cá nhân tự chịu trách nhiệm về sự chính xác của chứng từ đó. Cũng có doanh nghiệp, cá nhân có chứng từ giả mạo, cán bộ ngân hàng khi thực hiện thanh toán khó mà xác định ngay được nên kiểm tra sau.

Thống đốc NGUYỄN THỊ HỒNG nhấn mạnh: "Chúng ta có luật về phòng chống rửa tiền, tất cả giao dịch bằng ngoại tệ trên 1.000 USD thì sẽ được đưa vào hệ thống của giao dịch đáng ngờ, qua phân tích dữ liệu, nếu như có bất thường, dấu hiệu nghi ngờ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển cho các cơ quan của pháp luật điều tra, xác minh".

Còn đối với nhu cầu thanh toán, theo lệnh của chủ tài khoản, các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo yêu cầu. Đương nhiên doanh nghiệp, người dân là chủ tài khoản phải nhận thức được những giao dịch nào bị cấm không thực hiện, giao dịch nào được thực hiện.