Cán bộ ngành tài nguyên môi trường cũng đối mặt với áp lực pháp lý

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, ngày 14/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng những vướng mắc trong Luật Đất đai hiện hành khiến không chỉ khối nhà nước, các doanh nghiệp đang chịu áp lực và thiệt hại không nhỏ.

>> Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Hiện một số vướng mắc về xác định giá đất cụ thể, sự khác biệt giữa dữ liệu hồ sơ quản lý và trên thực địa không giải quyết ngay sẽ ảnh hưởng đến giải ngân và chậm tiến độ dự án, trong khi sửa luật đất đai thông qua tại 3 kỳ họp. Vì vậy các đại biểu cho trong thời gian chờ sửa luật, cần ban hành các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc hiện nay.

Từ bất cập phát sinh trong thực hiện Luật Đất đai và các luật khác có liên quan, dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật về đất đai, đại biểu Lê Đào An Xuân (đoàn Phú Yên) cho rằng áp lực pháp lý đang là áp lực lớn nhất tạo gánh nặng lên công chức ngành tài nguyên và môi trường khi là ngành đang có tỷ lệ dịch chuyển lớn, người thì bỏ việc, người chủ động chuyển ngành, xin chuyển vị trí công tác.

Nêu ví dụ về cách hiểu còn khác nhau trong của cụm từ “quỹ đất công ích”, trong khi đó, cụm từ này không được giải thích và cũng không được đề cập trong Nghị định hướng dẫn, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng với khái niệm về quỹ đất công ích không được làm rõ đã dẫn đến khó thực hiện hoặc có khi thực hiện sai quy định. Vì vậy, cần quy định thống nhất trong các luật để tránh áp lực cho người thực thi. 

Các đại biểu đề nghị, trong thời gian chờ sửa luật, Chính phủ cần khẩn trương ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc hiện nay, cần quy định rõ nội dung theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tránh quy định quá nhiều thẩm quyền chung chung.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!