Cần đánh giá lại việc thực hiện theo 2 cách phân định

Phân định miền núi vùng cao là vấn đề lớn liên quan đến chính sách phát triển chung của đất nước. Do đó cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chính sách pháp luật có liên quan đến miền núi vùng cao để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ các quy định trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành.

Đây là nội dung được các đại biểu quan tâm trong phiên họp của Hội đồng dân tộc về “Tổng kết, đánh giá phân định miền núi, vùng cao; phân định 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển”.

Hiện nay, các tiêu chí xác định miền núi, vùng cao còn đơn giản, chỉ căn cứ yếu tố độ cao so với mặt nước biển đơn vị hành chính để xác định là tỉnh, huyện, xã miền núi, vùng cao. Các tiêu chí liên quan đến yếu tố tự nhiên, đời sống của đồng bảo chưa được thể hiện. Do đó, các đại biểu cho rằng phân định miền núi, vùng cao thời gian qua chưa phản ánh đúng tính chất, tương quan giữa các địa phương, các vùng.

Bà HOÀNG THỊ ĐÔI, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: “Tiêu chí dựa vào độ cao so với mặt nước biển như vậy để phân định, chưa phản ánh hết được tình hình kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính, các mặt lợi thế. Chúng ta xác định tiêu chí so với mặt nc biển là chưa phù hợp, chưa mang tính toàn diện.”

Bà TRẦN THỊ HOA RY, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: “Hiện tại trong phân định 3 khu vực đã phát sinh những bất cập trong đó ngay từ đầu xác định 3 khu vực chủ yếu là phục vụ cho chương trình mục tiêu Quốc gia mà chưa tổ chức triển khai nữa thì trong quá trình triển khai có phát sinh mới, chỗ này cần làm rõ trong quá trình triển khai, thì mới thấy sự cần thiết trong phân đinh, Không thể lây vài địa phương mà bác hết chính sách.”

Các đại biểu cho rằng báo cáo chưa phân tích và thể hiện được mối quan hệ tương quan giữa 2 hình thức phân định trong quá trình hình thành và thực hiện đến nay, nhất là tác động với sự phát triển của các điạ bàn, công đồng dân cư mà các tiêu chí quy định.

Bà LEO THỊ LỊCH, Uỷ viên thường trực Hội đồng Dân Tộc: “Phân định miền núi vùng cao là chính sách đặc thù và ưu tiền bền vững cho vùng cao và vùng miền núi. Còn phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển thì chúng ta đầu tư theo giai đoạn và có thời hạn. Mà hết giai đoạn đầu tư như chương trình mục tiêu Quốc gia 10 năm chẳng hạn khi chương trình này hết thời hạn thì chúng ta đánh giá vùng núi miền cao đạt nông thôn mới thì chính sách của họ sẽ bị cắt giảm hoàn toàn hoặc gián đoạn.”

Ông HOÀNG ĐỨC CHÍNH, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: “Không phải đồng bào dân tộc thiểu số nào cũng khó khăn và người kinh nào cũng khá giả. Nếu thực hiện sẽ trúng và đúng, có thể khó khăn với các cơ quan thực hiện nhưng sẽ đảm bảo sự công bằng cho người thụ hưởng chính sách.”

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu và cho biết Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu, bổ sung thêm các nội dung còn thiếu, tiếp tục hoàn thiện Báo cáo.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện đầy đủ nội dung kết luận của UBTVQH về phân định miền núi vùng cao. Nghiên cứu tổ chức tổng kết, đánh giá nghiêm túc, khoa học, hiệu quả việc phân định miền núi vùng cao, cùng với việc xem xét các hình thức phân định khác. Rà soát sửa đổi các chính sách pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ các quy định trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành.

Thanh Hải