Cần làm rõ tổ chức tín dụng bị rút tiền đến mức độ nào thì cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước?

Chiều 10/6, tham gia thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ thống nhất với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về sự cần thiết ban hành luật. Đồng thời, đại biểu cũng đã đóng góp ý kiến rõ hơn một số vấn về liên quan đến dự án Luật.

Về áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, đại biểu Phạm Văn Hòa cho chưa có đánh giá làm rõ tương quan giữa giám sát, tăng cường đến can thiệp sớm, vẫn chưa có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cao hơn; đồng thời cần quy định can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước nếu để xảy ra các trường hợp phải can thiệp sớm mà chưa có biện pháp xử lý từ đầu; đề nghị bổ sung biện pháp không cho phép tổ chức tín dụng thực hiện các khoản đầu tư và làm rõ là bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự minh bạch. 

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông cá nhân, tổ chức không vượt quá từ 5%-15%-20% xuống còn 3%-10%-15%. Đại biểu đề nghị làm rõ lý do điều chỉnh giảm tỷ lệ; có đánh giá thực trạng sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng thời gian qua, hệ quả của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, nhất là cổ đông chiến lược. Đại biểu nêu rõ, việc hạn chế, thao túng hoạt động ngân hàng là cần thiết nhưng cũng cần lưu ý là sự ổn định của cổ đông cũng rất quan trọng.

Về việc quỹ dự trữ bắt buộc, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng quy định về Quỹ đầu tư phát triển là rất cần thiết nhưng chưa quy định rõ các yêu cầu liên quan đến được Quỹ, mức trích lập Quỹ, điều kiện lập và vận hành Quỹ này để bảo đảm có hiệu quả. Về áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, đại biểu Phạm Văn Hòa cho chưa có đánh giá làm rõ tương quan giữa giám sát, tăng cường đến can thiệp sớm, vẫn chưa có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cao hơn; đồng thời cần quy định can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước nếu để xảy ra các trường hợp phải can thiệp sớm mà chưa có biện pháp xử lý từ đầu; đề nghị bổ sung biện pháp không cho phép tổ chức tín dụng thực hiện các khoản đầu tư và làm rõ là bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự minh bạch.

Về khoản vay đặc biệt, đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình với những nội dung quy định trong dự thảo là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tạo lòng tin tưởng tuyệt đối với khách hàng, tuy nhiên cũng cần rạch ròi áp dụng sự cố rút tiền hàng loạt hoặc có nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống, gây bất ổn cho xã hội. Về thẩm quyền cho vay đặc biệt, đại biểu đề nghị quyết định tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt phải khoanh nợ vay, đến khi nào thu hồi nợ được, khách hàng sẽ hoàn trả lại. Nếu không quy định rõ sẽ không công bằng với các tổ chức tín dụng hoạt động có hiệu quả.

Về tài sản đảm bảo cho vay đặc biệt, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị là phải có chính tài sản đảm bảo của khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng. Về xử lý nợ xấu, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng Nghị quyết 42/2017/QH14 đã mở ra những thuận lợi cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn nợ vay của khách hàng thông qua tài sản đảm bảo là rất cần thiết. Nghị quyết 42 đã quy định các cơ chế hỗ trợ thu giữ tài sản đảm bảo với sự tham gia của chính quyền, công an, tòa án thi hành án nhằm thúc đẩy các khoản nợ xấu và tồn đọng. Do đó đại biểu tán thành với dự thảo luật trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết 42 về các nội dung mua bán nợ xấu của các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, thủ tục thu giữ tài sản đảm bảo. thứ tự ưu tiên thanh toán nợ xấu…

Về bán nợ xấu và tài sản đảm bảo quy định bán phù hợp với giá thị trường, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần có quy định hướng dẫn chi tiết thực hiện. Đại biểu tán thành với việc trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 2 kỳ họp như Tờ trình của Chính phủ nếu các nội dung đã rõ, cụ thể và được sự đồng tình thống nhất.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!