Cần tăng thời gian cho câu hỏi tranh luận

Thảo luận dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) một số đại biểu cho rằng cần tăng thời gian cho câu hỏi tranh luận tại phiên toàn thể, đồng thời nên sử dụng khái niệm “chất vấn lại" để phản ánh đúng bản chất và thống nhất với quy định hiện hành của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Góp ý vào điều 18 về vấn đề chất vấn theo đại biểu không nên có phương án tranh luận giữa đại biểu với đại biểu. Do đó cần quy định rõ ràng chỉ có tranh luận giữa đại biểu và người bị chất vấn. Đại biểu cũng đề nghị tăng thời gian câu hỏi phần tranh luận.

Ông NGUYỄN TRƯỜNG GIANG, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật: "Hỏi 1 phút, trả lời 3 phút, tranh luận 1 phút là không hợp lý, đề nghị tranh luận 2 phút.”

Đối với việc quy định chủ toạ có quyền kéo dài hoặc rút ngắn với người trả lời theo đại biểu Ngô Trung Thành là không nên bởi nếu kéo dài hoặc rút ngắn thì phải áp dụng đồng loạt chứ không riêng một đại biểu nào.

Ông NGÔ TRUNG THÀNH, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật: “Người điều hành khi cần thiết thì rút ngắn nhưng cần chuyển lên điểm D, điều chỉnh thì kéo dài và rút ngắn thì không lên, đã kéo hoặc rút thì đồng loạt chứ không chỉ riêng một đại biểu.”

Đối với điều 19, về biểu quyết tại phiên họp toàn thể, đa số các đại biểu tán thành với việc bổ sung quy định về áp dụng đồng thời các hình thức biểu quyết trong dự thảo Nội quy kỳ họp và đề nghị quy định khái quát các trường hợp bất khả kháng cần áp dụng đồng thời các hình thức biểu quyết. Tuy nhiên cũng có ý kiến để nghị không quy định nội dung này vì sẽ tạo ra sự không đồng bộ, thống nhất trong việc tổ chức biểu quyết, gây ra sự bất bình đẳng giữa các đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết cũng như sự khó khăn trong việc kiểm phiếu biểu quyết. 

Như Huỳnh