Câu chuyện hôm nay: Sửa đổi Nghị định 95: Làm sao hài hòa được lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân?

Thị trường xăng dầu bất thường trong suốt gần 1 năm qua, khiến cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và ngừoi dân gặp khó khăn. Điều này đặt ra tính cấp thiết trong sửa đổi toàn diện Nghị định 95 để vận hành thị trường xăng dầu được trơn tru và điều quan trọng là đảm bảo xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường, theo sự quản lý của nhà nước, tránh sự can thiệp hành chính quá mức.

Với những diễn biến bất thường giá xăng dầu thế giới và khâu điều hành vẫn theo lối mòn cũ, hành chính không theo kịp diễn biến thị trường đã khiến các doanh nghiệp từ đầu mối, phân phối hay bán lẻ đều chịu những thiệt hại không nhỏ và nguyên nhân cốt lõi vẫn là giá xăng dầu bán lẻ trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh cần thiết dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu không bảo đảm bù đắp chi phí.

Thời điểm này, các doanh nghiệp, tới thời điểm này các doanh nghiệp bán lẻ đã lỗ khoảng 4.000 tỉ. Vì vậy, sửa đổi nghị định 95 phải công nhận sự tồn tại của hệ thống bán lẻ, bởi đây là khâu quan trọng trong thị trường kinh doanh xăng dầu. 

Theo các chuyên gia, việc đưa xăng dầu vận hành theo đúng quy luật thị trường sẽ gỡ được nút thắt để hài hoà lợi ích của nhà nước doanh nghiệp và ngừoi dân. Phương án để doanh nghiệp tự quyết giá bán lẻ xăng dầu được nêu lên trong dự thảo sửa đổi Nghị định 95 lần này, theo hướng Nhà nước chỉ công bố giá định hướng, doanh nghiệp sẽ tự xác định, đưa ra giá bán lẻ xăng dầu sau khi cộng chi phí kinh doanh thực tế, được coi là điểm đột phá. 

Việc sửa đổi Nghị định 95 lần này phải đảm bảo phải đảm bảo thị trường hơn, thay đổi cách tính giá thực tế hơn, giúp cho cả nhà điều hành dễ dàng hơn trong quản lý, đồng thời đưa giá xăng dầu tiệm gần hơn với giá thế giới.

Anh Tuấn