Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương: Giải bài toán nguồn cung xăng dầu trong nước

Tác động cuộc chiến Nga - Ukraine khiến giá xăng dầu tăng 40 - 60%, nguồn cung trong nước giảm mạnh, sản xuất xăng dầu trong nước bị ảnh hưởng bởi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm đột ngột. Nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước là những vấn đề được các ĐBQH đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn sáng 16/3.

Ông NGUYỄN ĐẠI THẮNG, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: “ Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp như thế nào trong thời gian tới để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong nước”

Ông NGUYỄN HỒNG DIÊN, Bộ trưởng Bộ Công Thương: “ theo số liệu của Hiệp hội xăng dầu và số liệu báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối thì lúc đó tồn dư hàng trong nước còn khoảng 1,2 triệu khối, lượng chúng ta sản xuất ra từ 2 nhà máy lọc dầu là 900 m3 và chúng ta nhập ở thời điểm 15 tháng 2 là 900.000 khối. Như vậy chúng ta có là 3 triệu khối, đủ điều kiện để cung ứng cho đến hết tháng 3. Sản lượng dầu dùng trong mỗi tháng bình quân khoảng 1, 8 triệu đến 1,9 triệu m3, mà chúng ta có 3 triệu m3 ở giữa tháng 2 nghĩa là hết tháng 3 mới hết được lượng xăng dầu đó. Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối tiếp tục có kế hoạch nhập khẩu trong tháng 3 vượt sản lượng nhập khẩu bình thường. Mỗi tháng chúng ta nhập khẩu bình thường là 500.000 khối, nhưng theo chỉ đạo của Bộ phải nhập lên gấp 2 lần, tức là từ 1 triệu khối trở lên. Như vậy chúng ta khẳng định nguồn cung không lúc nào thiếu”

Bà NGUYỄN THỊ KIM BÉ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang: “ Bộ trưởng có nói nguồn cung xăng dầu hiện dựa vào nguồn cung xăng dầu, vậy vai trò của các nhà máy lọc dầu trong nước như thế nào? Giải pháp căn cơ để quản lí giá xăng dầu?" 

Ông TRẦN VĂN TUẤN, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang:Khan hiếm xăng dầu có nguyên nhân do nhà máy lọc hoá dầu nghi sơn cắt giảm sản lượng, không có kinh phí. Bộ trưởng có thể nêu rõ một số vấn đề nội tại là gì? Giải pháp cho vấn đề nội tại này là gì?”

Ông NGUYỄN HỒNG DIÊN, Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nhà máy xăng dầu Bình Sơn ( lọc hóa dầu trong nước). Nghi Sơn là nhà máy liên doanh nước ngoài. Khó khăn nội tại là tài chính chủ yếu. PVN 1 bên trong liên danh này đã báo cáo uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp để yêu cầu đấu tranh với bên kia để đảm bảo đúng nguồn cung trong nước. Nguyên liệu đầu vào dầu thô là hầu hết nhập từ Coets. Trong bối cảnh này nguồn cung ra thị trường thiếu. Vấn đề này cần xem xét giải quyết triệt để, chờ kết quả giám sát của UB Kinh tế. Giá xăng dầu tăng đột biến do đứt gẫy nguồn cung, làm thiêú hụt xăng dầu. Trong nước khó khăn do lọc hoá dầu nghi sơn (chiếm 35-45%) công suất, giảm công xuất xuống còn 60-80%. Chỉ đạo đảm bảo thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong nươc, hiện nguồn cung sẽ có thể đảm bảo hết tháng 3,…Với 3 triệu khối giữa tháng 3 , sản lượng bình quân 1 tháng đạt 1,9- 3 triệu."

Ông PHẠM VĂN HOÀ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: “Không chỉ thiếu nguồn từ nhỏ lẻ, mà do nguồn cung từ nhà điều hành, từ tuyến vĩ mô, đại biểu Hòa đặt vấn đề có hay không tình trạng găm hàng từ cấp trên, dẫn tới không có xăng dầu để bán?”

Ông NGUYỄN HỒNG DIÊN, Bộ trưởng Bộ Công Thương: “ Cung ứng mặt hàng chiến lược rất khó khăn, phải đẩy mạnh năng lực sx trong nước, đặc biệt nhà máy vừa chế biến, khai thác. Trước mắt duy trì công suất của nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn. Cùng với uỷ ban Qlis vốn, PVN… để đảm bảo sản xuất của Nghi Sơn, tăng cường hơn nữa quỹ bình ổn.”

Giải trình thêm vấn đề đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết Chính phủ, các bộ ngành đã tập trung chỉ đạo các khâu sản xuất, nhập khẩu và phân phối. 

Phó thủ tướng Chính phủ LÊ VĂN THÀNH: “ Chính phủ đã chỉ đạo Bình Sơn sản xuất tăng 105%, Nghi Sơn cam kết sản xuất trở lại, nhập khẩu cho quý 2-2022 tăng thêm là 2,4 triệu m3. Dự trữ cũng đảm bảo đúng quy định….”

Về dài hạn, phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh việc phải làm chủ sản xuất xăng dầu trong nước và theo quy hoạch sẽ có nhà máy lọc dầu có quy mô sản xuất 10 triệu m3 tại Vũng Tàu. Hiện PVN đã triển khai, cố gắng trong 10 tháng sẽ xong thủ tục đầu tư. Nếu có thêm 10 triệu tấn này, cộng 13 triệu tấn sản xuất được hiện nay là 23 triệu tấn, sẽ đủ nhu cầu trong nước. Đồng thời sẽ tăng thêm khai thác dầu thô khi hiện mới đáp ứng 50% dầu thô phục vụ sản xuất xăng dầu./.

Nguyễn Duyên