Chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa và những hệ lụy

Hạ viện Mỹ vẫn chưa thể bầu ra chủ tịch mới dù đã trải qua 11 vòng bỏ phiếu tính đến ngày hôm qua. Đây là lần bầu chủ tịch Hạ Viện Mỹ dài nhất trong hơn 160 năm và chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự bế tắc sẽ sớm kết thúc. Giới quan sát đánh giá đảng Cộng Hoà đang cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ, và chắc chắn đặt ra những thách thức to lớn cho việc triển khai chương trình nghị sự.

Sáng 6/1 (giờ Việt Nam), cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Hạ viện Mỹ vẫn rơi vào thế bế tắc khi ứng cử viên hàng đầu Kevin McCarthy tiếp tục thất bại trong lần bỏ phiếu thứ 11. Trong lần bỏ phiếu trước, ông Kevin McCarthy chỉ có được 200 phiếu so với 218 phiếu cần thiết tối thiểu. Thậm chí số phiếu này còn thấp hơn một phiếu so với vòng bỏ phiếu lần thứ 8. Việc ông McCarthy không có được sự ủng hộ cần thiết xuất phát từ sự phản đối của một số thành viên có quan điểm cứng rắn trong đảng Cộng hòa.

Nếu tiếp tục theo đuổi và để hội đủ số phiếu cần thiết trở thành Chủ tịch Hạ viện, ông McCarthy có thể sẽ phải tiếp tục nhượng bộ hoặc có đủ số nghị sĩ bỏ phiếu trắng để giảm con số 218 phiếu cần thiết. Thậm chí, một số chuyên gia chính trị còn bàn đến giải pháp ông McCarthy ngầm bắt tay với đảng Dân chủ, một điều chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Sự chia rẽ trong cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện lần này và rộng hơn, là mâu thuẫn nội bộ trong đảng Cộng hòa đang tác động tiêu cựu đến hình ảnh của đảng này, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn cho việc triển khai các chương trình nghị sự trong thời gian tới, thậm chí là tác động cả đến cuộc bầu cử Tổng thống hai năm tới.

Sự chia rẽ trong cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện lần này và rộng hơn, là mâu thuẫn nội bộ trong đảng Cộng hòa đang tác động tiêu cựu đến hình ảnh của đảng này, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn cho việc triển khai các chương trình nghị sự trong thời gian tới, thậm chí là tác động cả đến cuộc bầu cử Tổng thống hai năm tới.

Ngọc Anh