Chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng tài sản công sau sắp sếp đơn vị hành chính

Việc chậm trễ trong xử lý công sản dôi dư cũng là vướng mắc không muốn trong quá trình sắp xếp, sáp nhập ĐVHC giai đoạn 2019-2022, qua giám sát tại một số tỉnh thực hiện sáp nhập đoàn giám sát cũng kiến nghị cần rà soát, có phương án bố trí sử dụng các trụ sở một cách hợp lý.

Đồng thời cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án để việc thực hiện chủ trương này ở giai đoạn sau đảm bảo được hiệu quả đề ra.

Từ thực tế của địa phương, Bí thư tỉnh Uỷ tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng mong muốn thời gian tới Trung ương có hướng dẫn cụ thể, khắc phục những bất cập trong quy định hiện hành về sắp xếp các trụ sở.

Ông HOÀNG TRUNG DŨNG, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh: "Cần sắp xếp mạng lưới y tế trường học cơ sở vật chất đồng bộ hơn, báo cáo các đồng chí chúng tôi rất băn khoăn, hai cái trụ sở hai bên rất đẹp, nhưng bây giờ theo quy định thì phải xây trụ sở mới, hai trụ sở hai bên thì vứt mình lại bỏ tiền ra xây một trụ sở ở giữa, mục đích của sắp xếp là tạo thuận lợi cho người dân nhưng mà bây giờ lại gây khó khăn cho người dân, đó là một thực tế."

Ông TRẦN VĂN LÂM, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài Chính Ngân sách của Quốc hội: "Trong giai đoạn tới này, chỉ những đơn vị nào sau sắp xếp nếu có điều kiện thì nên cho xây mới, chứ còn những đơn vị chưa sắp xếp thì phải làm rõ có thuộc diện tiêu chí sắp xếp hay không rồi mới tính toán chuyện xây để tránh việc xây xong rồi lại sắp, xong rồi bắt đầu nó mới dôi dư."

Tài sản công là nền tảng, là nguồn vốn quan trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc dôi dư tài sản công là khó khăn chung của 45 tỉnh thành phố thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn vừa qua. Do vậy, để quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Hồng Dũng