• 5201 lượt xem
  • 16:03 23/05/2022
  • Kinh tế

Chuyên gia: Muốn thực hiện mục tiêu lạm phát dưới 4%, hãy để doanh nghiệp "dễ thở"

Giá xăng tăng cộng với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới không những tạo khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đe dọa rất đến việc thực hiện mục tiêu giữ lạm phát ở mức dưới 4%. Các chuyên gia cho rằng lạm phát năm nay sẽ vượt mức 4%, tuy nhiên mức độ vượt mục tiêu còn phụ thuộc vào các chính sách kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Theo tính toán của các chuyên gia, với mức tăng 30% của giá xăng dầu kể từ đầu năm, lạm phát trong nước sẽ bị đẩy tăng thêm  từ 0,9 đến 1%. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước còn chịu tác động của lạm phát thế giới đến từ việc nhập khẩu vật liệu bởi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trên thể giới.

Ông LÊ XUÂN NGHĨA - Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia: Cộng cả hai yếu tố nguyên liệu và vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài vào thì có thể làm cho lạm phát năm nay tăng thêm so với năm ngoái từ 1,8 đến 2%. Và có một điều vô cùng quan trọng là vì chúng ta chỉ chịu chi phí đẩy (nhập khẩu từ bên ngoài vào) còn chúng ta không có lạm phát tiền tệ hay nói cách khác chính sách tiền tệ về căn bản là ổn định. Vì thế chúng ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng và tính ổn định của tỷ giá hối đoái, chúng ta yên tâm rằng chúng ta chỉ có chủ yếu là lạm phát chi phí đẩy. Và như vậy thì đâu đó lạm phát chỉ trên dưới 4%, cao nhất là 4.1% trong năm nay”. 

TS. TRẦN TOÀN THẮNG - Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia: Nhiều đánh giá cho rằng mục tiêu 4% là khó bởi vì liên quan đến nhiều thứ trong đó giá xăng chỉ là một yếu tố còn những yếu tố khác là nhập khẩu lạm phát từ giá của kim loại cơ bản cũng như là giá của các đầu vào khác do tắc nghẽn chuỗi cung, đặc biệt là chuỗi cung từ Trung Quốc”.

Đứng trước nguy cơ lạm phát tăng cao, doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc ổn định giá và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các chuyên gia cho rằng nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ  doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng các biện pháp tập trung và nhanh chóng.

TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN: “Muốn sự năng động và sáng tạo hơn của nền kinh tế thì phải tạo sự dễ thở hơn cho doanh nghiệp ví dụ như giãn hoặc hoãn việc tăng một số loại thuế đối với một số ngành hàng mà có thể tác động đến áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm”.

TS TÔ THÀNH NAM -  Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cộng đồng doanh nghiệp rất muốn Nhà nước tính toán để đưa thuế môi trường về 0. Về 0 không phải mãi mãi mà trong giai đoạn này chúng ta phải tập trung để giảm sự tác động của giá xăng dầu”.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện các gói phục hỗ trợ hồi kinh tế như như  giảm thuế hay cấp bù lãi suất,  bởi các chính sách này không tạo sức ép lên lạm phát nhờ có tác động trực tiếp lên việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ ổn định giá thành, kích cầu cho nền kinh tế.

Như Hiền