Cơ sở pháp lý nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ tổ quốc

Việc xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ Công trình quốc phòng và khu quân sự là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng , góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đây là khẳng của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khi trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật này trước Quốc hội vào đầu giờ chiều nay 26/5. Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên làm việc.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 19/5/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ CTQP và KQS. Sau 28 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, một số nội dung chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; không phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013. Do đó, đặt ra yêu cầu cần thiết phải xây dựng một đạo luật về quản lý, bảo vệ CTQP và KQS để xây dựng, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đồng bộ; p hát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên, đề nghị rà soát kỹ lưỡng các quy định của dự thảo Luật và các luật có liên quan để quy định cụ thể trường hợp nào áp dụng Luật Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS và trường hợp nào áp dụng luật có liên quan, trong đó có Luật Đất đai. Đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục làm rõ thêm các quy định về x ác định phạm vi bảo vệ .

Việc ban hành Luật nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh; tạo hành lang pháp lý để hoạt động quản lý, bảo vệ CTQP và KQS có hiệu lực, hiệu quả.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam