Công nghiệp hoá đất nước vẫn cần những ngành luyện kim, chế tạo máy, động cơ

Sáng 28/0, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận thực tiễn về chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Tới dự có đồng chí Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội; Giáo sư, tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. 

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, được tiến hành ở mọi địa phương trên cơ sở phát huy sự tham gia rộng rãi của nhân dân và mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, với mục tiêu đến năm 2030 đã đặt ra như tỉ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỉ trọng sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiếu 45%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên năm 8,5%; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%..., theo các đại biểu cần tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt như luyện kim, chế tạo máy, động cơ. 

Tiếp tục tận dụng, phát huy được lợi thế của đất nước như địa kinh tế, địa chính trị, nguồn tài nguyên và đặc biệt là ngành nông nghiệp, làm sao phát triển công nghiệp phải phục vụ được nông nghiệp, dịch vụ.  Cùng với đó, trong bối cảnh mới cần thống nhất tư duy và hành động, tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 coi đây là như một yêu cầu tất yếu khách quan. Bên cạnh đó, chú trọng đến bảo vệ môi trường chống, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả thu hút FDI.

Thực hiện : Diệu Huyền Anh Đức