Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Công tác dân tộc là quá trình thực hiện lâu dài, liên tục, kiên trì

Sáng 5/4, tại tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công tác dân tộc là quá trình thực hiện lâu dài, liên tục, kiên trì, phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước luôn nhất quán về chính sách dân tộc theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Nghị quyết số 88 năm 2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

Việc thông qua 2 nghị quyết khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng còn rất nhiều khó khăn như tỉ lệ hộ nghèo còn cao, hạ tầng nông thôn vùng đồng bào chưa được quan tâm thường xuyên... Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị hội thảo lần này cần rút ra những kinh nghiệm thành công, khó khăn vướng mắc, đặc biệt là các đề xuất các giải pháp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội TRẦN THANH MẪN: “Để thực hiện được các yêu cầu đó, trước hết các cơ quan liên quan cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác phối hợp của các bộ, ngành; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý, điều hành và các quy định, điều kiện cần thiết để giải ngân nguồn vốn. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác bổ sung cho Chương trình để việc triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.”

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số, đầu tư hạ tầng gắn với phát triển văn hóa giáo dục

Chí Điển