COP 26: Sản xuất khép kín - Gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp

Vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đang ngày càng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, đòi hỏi nhiều quốc gia phải chủ động xây dựng và phát triển nền kinh tế tuần hoàn mang tính bền vững, có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, các quy định về kinh tế tuần hoàn cũng mới dừng lại ở mức độ khung, chưa cụ thể hóa một cách chi tiết và đầy đủ.

Đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ uống Việt Nam đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các nhà máy tái chế nhựa đã qua sử dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 70.000 tấn nhựa và giấy cũng như tiết giảm chi phí sản xuất đầu vào hàng chục tỷ đồng sử dụng thường xuyên hằng năm.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam cũng đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đấu nối thẳng vào nguồn điện phục vụ dây chuyền sản xuất, hay triển khai nhiều giải pháp sản xuất khép kín, không chất thải ra môi trường.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, mô hình kinh tế tuần hoàn cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong đó, phải nhắc đến những vấn đề như khung pháp lý, chính sách hay nguồn lực đầu tư còn rất hạn chế.

Trong hệ thống pháp luật về môi trường Việt Nam sớm đã có những chính sách cũng như các quy định của pháp luật có các hàm ý liên quan đến kinh tế tuần hoàn như: Khuyến khích công nghệ thân thiện môi trường; ưu đãi, hỗ trợ các loại hình sản xuất thân thiện môi trường, quan tâm chính sách về xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng… đã bước đầu được quy định. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật này nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, không có tính hệ thống và đồng bộ và thống nhất.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Tuấn Anh