Covid-19 đã tạo động lực mạnh cho kinh tế số và kỳ vọng năm 2022

Nhìn lại một năm đã qua với những biến động của Covid-19 dù mang đến nhiều tác động bất lợi đối với nền kinh tế, song đã tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế số, thậm chí đẩy nhanh hơn quá trình này. Trong đó, chuyển đổi số trong hoạt động thương mại được đánh giá là dấu mốc quan trọng đưa Việt Nam tiệm cận sâu với xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu trên nền tảng thương mại điện tử.

HIỆN THỰC HÓA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, HOÀN CHỈNH HỆ SINH THÁI VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2022

Theo đánh giá của các chuyên gia chuyển đổi số trong đó có chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại là giải pháp quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng từ dịch Covid-19. Minh chứng, dù khó khăn nhưng giá giá trị thặng dư xuất xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020, với 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đã là thành quả quan trọng, đánh dấu những nỗ lực và cho thấy hiệu quả trong xúc tiến thương mại, tận dụng cơ hội của các hiệp định EVFTA, trong đó Việt Nam đang có là thời cơ rất thuận lợi. Những yếu tố đó hoàn toàn cho chúng ta niềm tin và sự kỳ vọng về sự bứt phá kinh tế trong năm 2022.

Tác động của dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Sự vào cuộc nhanh chóng và kịp thời của các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart, Lazada đồng loạt mở bán chính thức sản phẩm vải thiều Bắc Giang, được tổ chức phân phối bàn bản và có hệ thống trên các sàn TMDT lớn. Kết quả tiêu thụ vụ vải Thiều của địa phương này đã đạt 50 nghìn tấn, trong đó tiêu thụ trong ngước trên 33 nghìn tấn, xuất khẩu hơn 16 nghìn tấn cho Trung Quốc, Mỹ và Nhật bản chiếm gần 33%).

Mùa vụ 2021, lần đầu tiên hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang đã được sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Vỏ Sò phối hợp với Bộ Công Thương xuất khẩu, thông quan thuận lợi vào CHLB Đức và được giao tận tay bà con kiều bào tại châu Âu. Sàn TMĐT này sử dụng kênh thương mại điện tử, hệ thống logistics thông minh để kết nối vận chuyển lô hàng đi toàn khối EU, toàn bộ quá trình từ lúc thu hoạch vải cho tới khi được giao tới tay người tiêu dùng châu Âu chỉ mất 4-5 ngày và tỷ lệ hỏng giữ ở mức dưới 0.5%. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu châu Âu theo mô hình TMĐT xuyên biên giới - giải pháp hiệu quả tháo gỡ khăn cho các sản phẩm nông sản, tìm đầu ra trong bối cảnh đại dịch .

Ông Đinh Thanh Sơn - Phó Tổng giám đốc Viettel Post: Năm nay, hệ thống sàn Vỏ sò của chúng tôi tăng trưởng trên 50%. Trong bối cảnh dịch bùng phát ở Quý III, hệ thống lưu thông bị đứt gãy… Các hoạt động nông sản trên sàn Vỏ sò đã được người dân tin tưởng và ủng hộ vì chúng tôi có hệ thống vận chuyển cộng với các ưu đãi, Qua dịch bệnh vừa qua đã giúp cho việc mua sắm được dễ dàng hơn và toàn bộ các hoạt động vận chuyển người dân cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là khu vực của các tỉnh phía Nam.

Ông Đỗ Hữu Hưng - Tổng giám đốc AccessTrade Việt Nam: Tôi nghĩ các sàn thương mại điện tử trong những năm qua là các doanh nghiệp đi đầu để thúc đẩy người dân chuyển từ offline lên online thông qua các chương trình, hoạt động, đặc biệt là đưa hàng triệu sản phẩm lên online, giúp cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện hơn. Trước đây thì khi mua online chúng ta thường đối mặt với cái việc là bài toán hàng hóa có thể không đủ chất lượng giao hàng chậm. Hiện nay các sàn đã giải quyết tương đối tốt việc này, người tiêu dùng mua hàng cảm thấy yên tâm hơn. Cuối cùng là việc thanh toán. Trước đây việc thanh toán đôi khi còn khó khăn hoặc thanh toán qua COD hiện nay phải đến 30%, việc mua sắm đã thực hiện qua việc thanh toán trực tuyến giúp cho việc thực hiện trang mạng điện tử cho người dân dễ dàng hơn.

Sự kiện ngày 7/6/2021, tại sân bay quốc tế Nội Bài, công ty Cổ phần Pacific Foods chính thức xuất lô vải thiều Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên miễn thuế đi châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. Các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, TQ tiếp tục tăng nhập khẩu, trong khi các nước như Ấn Độ, Thái Lan đều chịu ảnh hưởng nặng  nề của dịch bệnh, đó là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu giành thị phần.

Vai trò của kênh thương mại điện tử càng được thể hiện rõ khi số liệu của Bộ Công thương cho thấy, bất chấp những khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lĩnh vực thương mại điện tử  năm 2021 vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô mà người dùng. Bộ Công thương đã biết tận dụng thế mạnh này để đẩy nhanh nền tảng hệ sinh thái thương mại điện tử trong những năm tiếp tới. 

NĂM 2022 XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI HOÀN CHỈNH VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SỐ 
Theo Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, xây dựng và phát triển thương hiệu số được coi là kim chỉ nam để tiến đến mục tiêu tăng trưởng tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ vai trò của thương hiệu số và dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này, các công cụ được sử dụng trong xây dựng thương hiệu số cũng ngày càng đa dạng và chiếm phần ngân sách ngày càng lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng các công cụ xúc tiến điện tử để xây dựng thương hiệu số, tỷ lệ doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng các công cụ xúc tiến điện tử năm 2018 là 15% và tăng lên 20% năm 2020 và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhận thức của khách hàng về thương hiệu các doanh nghiệp này vẫn ở mức thấp.

Bà Đỗ Tuệ Tâm, Phó Tổng  Giám đốc, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho rằng việc phát triển hệ thống bán hàng trên thương mại điện tử, hiện đại hóa hệ thống bán hàng qua app, các trang web… sẽ thực hiện đồng bộ trong năm 2022 vì đây là xu hướng tất yếu quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp.

Với những trợ lực cho doanh nghiệp bằng việc đẩy mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới trên trang thương mại điện tử lớn có quy mô toàn cầu bằng việc xây dựng các gian hàng Quốc gia Việt Nam do Cục thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương triển khai, giúp các sản phẩm Việt phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu. Giải pháp này giúp doanh nghiệp đạt cả 2 mục đích là quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp và tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn ở nước sở tại, tạo cơ hội để hàng việt được nhập khẩu theo đường chính nghạch vào các thị trường trong đó có Trung Quốc.

Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương: Bộ Công thương chính thức sẽ công bố 1 cổng thông tin kết nối của Bộ Công thương để nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp là cổng thông tin go online.gov.vn, là nơi mà Công thương chính công bố 8 nhóm giải pháp triển khai trong 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025 trong đó có nhóm giải pháp lớn là hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tích hợp thanh toán điện tử, đồng thời tích hợp phương án tài chính trong bối cảnh mà dịch Covid-19. Công thương chính sẽ phối hợp cùng các ngân hàng các chuyên gia thanh toán, ngân hàng nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ cho các dn trong thời gian tới.

Năm 2022, Bộ Công thương sẽ triển khai Quyết định 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”. Theo tính toán  đến năm 2025 sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số bao gồm 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin Cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của 10 thị trường xuất khẩu trọng điểm. 25% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 100.000 lượt doanh nghiệp và 25% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số.

Việc cấp phép triển khai Mobile Money vào trung tuần tháng 11/2021 được xem là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam phù hợp với mọi tầng lớp người dân, tại mọi vùng miền trên đất nước. Đây được coi  là kênh chuyển tiền hỗ trợ cho người dân nhanh chóng, tiện lợi nhất bên cạnh các dịch vụ ngân hàng số. Hiện Việt Nam có khoảng 100 triệu thuê bao di động và khoảng 70% dân số sử dụng internet cũng là yếu tố thuận lợi để triển khai Mobile Money.

Ông Trần Duy Hải  - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông: Chúng ta hay gọi là Mobile Money thể hiện phối hợp đưa công nghệ viễn thông vào trong các dịch vụ cụ thể ở đây là dịch vụ thanh toán k dùng tiền mặt. thì tôi nghĩ rằng nó có ý nghĩa rất lớn cũng là thí điểm... Việc quyết định thí điểm đầu tiên sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người dân trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng yêu cầu quyết định của Thủ tướng.

Với những kết quả đạt được trong năm 2021, sẽ là điều kiện để thực hiện thành công hệ sinh thái xúc tiến thương mại trên nền tảng số trong năm 2022 - một trong giải pháp tối ưu để thích ứng và vượt “bão” Covid-19. Với việc từng bước số hóa trên mọi nền tảng và tích hợp phương thức thanh toán đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chuyển đổi khai thác, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Do đó, ngoài việc làm chủ các kỹ năng xúc tiến thương mại trực tuyến, doanh nghiệp cần linh hoạt vận dụng và phối kết hợp để luôn có được góc nhìn đa chiều về khách hàng, thị trường và tăng năng lực chủ động ứng phó với các tình huống trong kinh doanh. Đó là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt phá trong năm 2022 và những năm tiếp theo. 

Hải Yến