Cuộc cách mạng giống lúa chất lượng cao hướng tới phát thải cacbon thấp

Đúng như Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa chia sẻ, ĐBSCL là vựa lúa lớn, đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng mặt khác ngành hàng này chiếm tới 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu.

Trước thách thức này, Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác theo mô hình các bon thấp. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố dự thảo đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh. Đây sẽ mở ra cơ hội phát triển lúa chất lượng và thay đổi tư duy nông dân trong trồng lúa giảm phát thải cacbon.

Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là từ nay đến năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 500 nghìn ha lúa chất lượng cao. Lợi nhuận bình quân của nông dân đạt trên 35%. Đến năm 2030, vùng sẽ đạt 1 triệu ha, lợi nhuận bình quân được nâng lên 40%.

Trong đề án Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang định hướng, xây dựng vùng lúa này sử dụng giống lúa chất lượng cao đạt chứng nhận. Có thể hướng tới sử dụng các giống lúa đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng nhu cầu chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng từ hạt gạo.

Cũng theo viện lúa ĐBSCL, giống lúa hiện nay đang được cải thiện khả năng thích nghi với nhiều vùng đất khác nhau, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với điều kiện nguồn nước phèn mặn... cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có sự chuyển dịch sang các loại gạo thơm, chất lượng cao.

Định hướng phát triển giống lúa chất lượng cao cũng là con đường tất yếu của ngành hàng lúa gạo khi thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Công Tràng - Chí Điển