• 4165 lượt xem
  • 15:01 07/03/2022
  • Xã hội

Cuốn sách tôi chọn: "Bác sĩ tốt nhất của nhà mình" - Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ của bác sỹ nghìn like

Cuốn sách "Bác sĩ tốt nhất của nhà mình" của bác sĩ Trần Quốc Khánh được nhiều người xem là cẩm nang hữu ích, chăm sóc sức khoẻ từ thể chất đến tinh thần với mỗi người, mỗi nhà. Đó không phải là những lý thuyết chuyên ngành, phác đồ điều trị mà là những câu chuyện "khóc cười" cùng bệnh nhân, mà đó là cách giải quyết, lời khuyên của bác sĩ Khánh để mỗi người tự điều chỉnh lối sống và thói quen.

Bác sĩ TRẦN QUỐC KHÁNH

Cuốn sách là bác sĩ tốt nhất của nhà mình và mình viết ở dưới là "Về cơ bản sức khoẻ và cuộc sống là do chính chúng ta định đoạt". Mình muốn thông qua cuốn sách này để mỗi chúng ta nắm được các kiến thức cơ bản, thường thức nhất về sức khoẻ dự phòng, ví dụ chúng ta tắm buổi nào tốt? một ngày chúng ta uống bao nhiêu nước? Một ngày bạn uống bao nhiêu ly cafe là vừa? Tuổi bao nhiêu nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ và kiểm tra những cái gì? Đó là những kiến thức không phải người thầy thuốc mà bất kỳ người dân nào cũng phải biết.

Người thầy thuốc của chúng ta tốt nhất chính là chúng ta, thông qua sự hiểu biết của chúng ta. Và cuốn sách của bác sĩ Khánh viết về những điều thường thức như thế. Mình dùng một từ là như hơi thở của cuộc sống, nghĩa là gì, chị hay ai đọc là áp dụng được ngay, viết làm sao để ai đọc cũng hiểu, từ người bán rau, người chạy xe ôm đều hiểu được và áp dụng một cách dễ dàng

Khi chuẩn bị biên tập xong cuốn sách, có một câu chuyện là trong một buổi khám bệnh ở Việt Đức thì có một bệnh nhân ở Nghệ An ra khám, bệnh nặng và cần phải chụp thêm một phim CT, nhưng họ bị mất cắp tiền, Khánh nói bây giờ chị đừng buồn nữa, Khánh sẽ đưa tiền cho chị, không phải cho vay đâu mà biếu chị để chị chụp phim và tiền để chị về quê. Chị cảm ơn, nhận tiền bình thường và đi chụp phim. Khoảng 2 tuần hoặc 3 tuần sau chị ấy trở lại và đưa tiền trả lại bác sĩ Khánh, lúc này lúc bác sĩ Khánh không nhớ chị là ai nữa, chị bảo là hôm nay gia đình đã thu xếp được tiền ra trả. Và tôi dùng từ "sự tử tế gặp nhau" cho hành động này của chị.

Tôi cũng muốn dùng câu chuyện này khép lại cho cuốn sách để làm lắng đọng lai, thực ra thông điệp muốn sâu lắng trong cuốn sách là gì, là mình vẫn mong mình được là bác sĩ nhưng vẫn mong có ít bệnh nhân đến điều trị, hàng ngày mình đi tư vấn, khám và đỡ phải mổ như thế là tốt nhất. Có một lần có người bạn bác sĩ ngồi khoe với bác sĩ là vừa cắt một khối u ung thư dạ dày 7 giờ liền. Khánh vẫn động viên bạn ấy nhưng nếu tốt hơn nữa thì bạn viết về dự phòng ung thư dạ dày, để đừng có các bệnh nhân phải đến muộn và chúng ta phải mất 7 giờ để mổ cắt một trường hợp này. Cả đời bạn cắt xuất sắc cũng chỉ được hai đến ba chục nghìn ca nhưng nếu bạn viết một cuốn sách về dự phòng ung thư dạ dày thì có thể cứu hàng triệu người, bởi thông qua lối sống, thông qua thói quen nội soi dạ dày, kiểm tra định kỳ có thể hạn chế tối đa các trường hợp ung thư dạ dày.

Trước 40 tuổi chúng ta cảm giác chúng ta sẽ không bao giờ ốm, sức khoẻ rất tốt nên thấy không cần đọc những cái như thế này nhiều nhưng người sau 40 tuổi, sức khoẻ xuống và người ta bắt đầu thấy cơ thể có vấn đề, người ta bắt đầu lo về sức khoẻ và thấy cuốn này thực sự có ý nghĩa.  Và có mấy người về hưu nhắn tin bảo là đọc cuốn sách của bác sĩ Khánh, tôi cảm thấy như cuốn sách gối đầu giường, nghĩa là khi nào cần tra gì là tôi đọc cuốn này, về ăn uống chế biến thức ăn, ăn mặn, ăn nhạt, mùa đông dự phòng đột quỵ thế nào cứ mở ra đã có cẩm nang đây rồi và đó là cái mình rất thích./.

Phan Xanh