Cuốn sách tôi chọn: Bài thơ của một người yêu nước mình – Dẫu muộn, vẫn hơn là không có gì!

Thơ của Trần Vàng Sao hiện lên như chính hơi thở, như nhịp đập trái tim, như cả nỗi tuyệt vọng và cả khát vọng trong cuộc đời nhiều thăng trầm của ông. Cái tự nhiên của chất thơ, cái sống hết mình, phả hết mình vào thơ, tạo nên dấu ấn Trần vàng Sao trong thơ ca Việt Nam. Một Trần Vàng Sao sau tất cả vẫn là một thi sĩ sống hết mình cho thơ ca, "một người yêu nước mình".

Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính sinh năm 1941 tại Thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế, ông từng tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Huế, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế và Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi sau cùng là làm giao liên xã cho đến lúc về hưu. Ông mất năm 2018 trước khi tập thơ -"Bài thơ của một người yêu nước mình" của Trần Vàng Sao được xuất bản và được trao giải thưởng sách quốc gia. 

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm: "Bài thơ một người yêu nước mình" là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Trần Vàng Sao và lấy nó làm tên tập sách của ông. Bài thơ này nó đã lưu dấu một vị trí của Trần Vàng Sao trong lịch sử thi ca Việt Nam. Bên cạnh "Bài thơ một người yêu nước mình" là những bài thơ mà tôi nghĩ rằng đã được viết ra bằng trải nghiệm rất sâu, rất kỹ lưỡng của một người đã sống với cuộc đời này, với thời đại của mình, với những người xung quanh mình một cách hết sức sâu sắc. Trần Văn Sao có thể nói rằng là một cuộc đời thi sĩ thực sự

Tập thơ "Bài thơ một người yêu nước mình" tập hợp các cái tác phẩm thơ của ông đã sáng tác từ những năm 60, những năm 80, và cả những các tác phẩm ông sáng tác gần đây. Có những bài thơ rất dài, có những bài thơ ngắn, thế nhưng tựu chung lại, chúng ta sẽ thấy những tác phẩm của ông viết về những trải nghiệm của bản thân, của gia đình, của quê hương mình, những bài thơ được viết từ sự cơ cực của số phận, với một cái nhịp điệu thơ mòn mỏi. Thông qua người mẹ, thông qua người chị, thông qua những đồng đội, những người thân bạn bè của mình, chúng ta sẽ thấy hiện lên trong thơ của Trần Vàng sao tất cả của một những câu chuyện của một thời đại, đó là câu chuyện mà chính Trần Vàng Sao, là một thi sĩ đã sống với nó một cách đầy đủ nhất, thấm thía nhất.

Thơ của Trần Vàng sao không chỉ là kể về cuộc đời của mình, không chỉ là kể lại cuộc đời của những con người khác, mà điều quan trọng là từ cuộc đời đó nó toát lên cái chất thơ mà Trần Vàng Sao đã nhìn ra, đó là nhịp điệu của đời sống. Thơ của ông không có một chút nào gọi là cầu kỳ về mặt kỹ thuật, không có nhiều những mỹ từ bóng bẩy, thế nhưng đằng sau tất cả những bài thơ, chúng ta thấy như nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã nói trong lời giới thiệu mở đầu : đó là thơ được viết ra như là máu, máu người được chảy một cách tự nhiên bằng những nhịp đập của một trái tim, đã sống tận cùng với cuộc đời của mình.

Cái yêu nước của Trần Vàng Sao là của một con người đã nhận ra một đất nước đã vượt đã đi qua chiến tranh, đã đi qua những năm tháng khó khăn nhất, đã đi qua những năm tháng gian lao nhất, đã trả giá bằng rất nhiều số phận, nhiều cuộc đời để mới có thể giành được một sự sống. "Bài thơ của một người yêu nước mình" được nhắc lại rất nhiều câu: tôi yêu đất nước này gian lao, tôi yêu đất này xót xa, tất cả những cái điều đó chúng ta phải thấy rằng là, đằng sau những xót xa, những đớn đau, Trần Vàng Sao vẫn viết lên cái tiếng thơ của tình yêu đất nước.  Tôi nghĩ rằng dù Trần Vàng Sao có đánh đổi cái cuộc đời của mình, đánh đổi đánh tất cả mọi thứ thì ông ta vẫn muốn giữ lại cái chất thơ đó, cái tiếng thơ trong lòng của một người yêu nước mình. Rất nhiều điều chúng ta có thể bỏ qua trong cái việc mô tả một hành trình văn chương, thế nhưng, điều cốt lõi là gì, thơ của Trần Vàng Sao, đó là cái tiếng thơ được vọng lên từ thân phận con người, từ cuộc đời, từ máu, từ nước mắt, từ mồ hôi, từ kết tinh những gì sâu thẳm nhất, làm nên đời sống này. Cái nhịp điệu đó nó vừa khắc khoải, vừa rất bền bỉ và vì thế cho nên nó vĩ đại. Cuốn sách hay, theo tôi nghĩ, đó chính là ở cái điều nó đã thuyết phục được chúng ta rằng, tất cả những gì được viết ra đem đến cho ta sự khác biệt mang giá trị, đó là cái điều mà tôi nghĩ về cuốn sách này khi nó được giải thưởng sách quốc gia Việt Nam." 

Văn Thắng