Cuốn sách tôi chọn: "Đánh thức khả năng của trẻ" - Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc

Khả năng tập trung đối với trẻ nhỏ rất quan trọng, nó không chỉ quan trọng với việc học hành, mà còn là một năng lực cần thiết cho tất cả hoạt động trong cuộc sống thường nhật của trẻ. Với GS.TS Myung-kyung Lee - Giám đốc Trung tâm Tăng cường khả năng tập trung cho trẻ tại Hàn Quốc, bà cho rằng khả năng tập trung chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc cho con trẻ.

Và bằng trải nghiệm thực tế và hiểu biết về mặt lý thuyết, bà đã viết nên cuốn sách “Đánh thức khả năng tập trung của trẻ”. Ở Việt Nam, cuốn sách được NXB Lao động phát hành và đã nhận được những phản hồi tích cực từ các bậc làm cha, mẹ. Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, chính vì vậy tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho cuốn sách này.

Diễn giả, Tiến sĩ NGUYỄN THỊ THU: "Khả năng tập trung còn quan trọng hơn cả trí thông minh” đây là câu nói mà tôi rất ấn tượng với cuốn sách “Đánh thức khả năng tập trung của trẻ” của tác giả ông Myung-kyung Lee. Ngày nay, rất nhiều bố mẹ phàn nàn về việc con của mình kém tập trung và một thực tế cũng chỉ ra rằng khả năng tập trung của con người ngày càng giảm đi bởi rất nhiều những nguyên nhân khách quan, ví dụ như chúng ta tiếp xúc với quá nhiều những thiết bị công nghệ và với các trẻ nhỏ cũng vậy, khi tiếp xúc với rất nhiều những thiết bị và màn hình công nghệ thì dẫn đến làm giảm đi sự chú ý và khả năng tập trung của trẻ.

Trong cuốn sách này, điều tôi tâm đắc và rất cảm ơn tác giả là đã chỉ rõ cho tôi hiểu được khả năng tập trung của trẻ thể hiện ở những điều gì. Khả năng tập trung của trẻ, chúng ta nên hiểu có 4 biểu hiện. Khi đã hiểu về 4 khả năng tập trung của trẻ, tác giả sẽ hướng dẫn tiếp cho các bố mẹ biết rằng vậy để rèn luyện khả năng tập trung cho con thì bố mẹ nên chú trọng đến những yếu tố nào?

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đấy là khả năng tập trung của trẻ sẽ liên quan chủ yếu đến vùng não trước đặc biệt là vùng thủy trán và khi nó liên quan đến khả năng tự kiểm soát cũng như tự kiểm soát cảm xúc và biết kiềm chế hành vi của mình. Điều này lý giải rằng trước hết muốn xem con có khả năng tập trung, bố mẹ nhất định phải chú trọng đến việc giúp con học được cách kiểm soát những cảm xúc của mình. Đặc biệt xây dựng những quy tắc và giúp cho con biết tuân theo những quy tắc trong gia đình.

Một điều thứ hai nữa là việc khả năng tập trung của trẻ liên quan trực tiếp đến nét sinh hoạt, lối sống có khoa học hay không trong gia đình. Đó là giờ đi ngủ cũng như sự thức dậy phải đảm bảo việc ngủ đủ giấc và thức dậy sớm. Thứ 2 là giờ ăn của các con cũng nên được cố định và giờ đi ngủ cũng nên được cố định. Chính nhịp sinh hoạt đều đặn và có quy tắc như thế sẽ tạo ra nền tảng để giúp cho các con có một bộ não khỏe mạnh và các con sẽ biết tuân theo những quy tắc trong sinh hoạt. Khi một đứa trẻ biết tuân theo những quy tắc như vậy thì đương nhiên chúng cũng nâng cao năng lực kiểm soát bản thân được tốt hơn.

Ngoài ra, còn có một điều nữa là khả năng tập trung liên quan mạnh mẽ đến cảm xúc của trẻ, thế nên việc bố mẹ thường xuyên dùng những lời nói tích cực để khen ngợi và khích lệ động viên cho các con cũng là một cái phương pháp cực kỳ hữu ích và quan trọng để nâng cao khả năng tập trung. Bởi vì khi trẻ tự tin vào bản thân mình thì trẻ sẽ có động lực để các bạn ấy duy trì tiếp hoạt động đó của mình, thay vì việc các bạn ấy bỏ dở giữa chừng. Thông qua cuốn sách này, tôi hy vọng rằng các bố mẹ có thể tìm được thấy nhiều những bí quyết hữu ích trong việc nuôi dưỡng và đánh thức khả năng tập trung cho các con.

Minh Quốc