• 1077 lượt xem
  • 15:12 05/04/2022
  • Văn hóa

Cuốn sách tôi chọn: "Nghiêng trong bóng chiều" - Sử văn về 20 nhân vật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Nhà phê bình, nhà văn Ngô Thảo được bạn đọc biết đến như một người viết bền bỉ, trung thực, mẫu mực. Mới đây, nhà văn Ngô Thảo đã ra mắt tập sách "Nghiêng trong bóng chiều". Đây là tập phê bình văn học mới nhất của ông ở tuổi 80, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành.

Khi người già cất tiếng thì người trẻ sợ nhất là ôn nghèo kể khổ. Nhưng quả thật nghèo khổ là có thật trong cuộc đời của chúng tôi. Về một mặt nào đó thì chính quá khứ nghèo khổ ấy đã cho chúng tôi hiểu được vị hạnh phúc của cuộc sống hôm nay. Hạnh phúc của một thế hệ mà đã góp công góp sức làm nên đại nghiệp chung của dân tộc. Đó là trong cuộc đời của mình trải qua các cuộc kháng chiến và đã thực hiện được ước mơ ngàn đời của dân tộc đó là giành được độc lập và thống nhất, bởi vì có rất nhiều nước độc lập mà không thống nhất.

Trong cuộc chiến đấu oai hùng đó thì binh chủng văn học nghệ thuật đã có những đóng góp lớn lao, xứng đáng. “Nghiêng trong bóng chiều” tôi viết về 20 chân dung nhân vật những người đã có những đóng góp lớn lao cho đất nước trong thời kỳ kháng chiến ấy.

Có những người như nhà văn Nguyễn Đình Lạp là người đã tham gia đầu tiên thành lập lực lượng văn học nghệ thuật của binh chủng vũ trang. Có Thiếu tướng Văn Phác là một người có một số phận rất đặc biệt. Làm lính thì ông đã lên đến tướng, làm văn thì ông đã lên đến Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội; làm báo thì ông đã làm Tổng biên tập của báo Quân đội nhân dân. Làm dân thì  ông lên đến Đại biểu Quốc hội. Là một nhà văn hóa thì ông đã lên đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa và người đó là người đã có mặt trong đội cảnh vệ để bảo vệ tại Ba Đình năm 1945… Đó là những cuộc đời thật là đẹp. Nhưng quan trọng nhất là tất cả những chức tước ấy không làm thay đổi được cái chất của một nhà văn lịch lãm, hết sức hiền lành, nhu mì trong cuộc sống.

Ngoài ra trong quyển sách tôi còn viết đến ba người anh hùng đó anh Huỳnh Văn Nghệ tác giả của câu thơ chúng ta còn nhớ: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Thứ hai là nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, người hy sinh năm 1968 trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Và thứ ba là người bạn học cùng lớp của chúng tôi là nhà văn Trần Tiến – Chu Cẩm Phong Phong. Ông đi chiến trường cùng với Nguyễn Hồng Vân & Lê Anh Xuân. Trong đó có hai người được tuyên dương anh hùng là anh Lê Anh Xuân & Chu Cẩm Phong.

Điều đặc biệt ở cuộc đời Chu Cẩm Phong là khi anh hy sinh, cuốn nhật ký của anh bị một sỹ quan Việt Nam Cộng hòa bắt được. Nhưng, thay vì lấy ra để khai thác những bí mật trong đó, người sỹ quan này đã lặng lẽ đọc, xúc động & cất giữ nó. Sau ngày giải phòng, viên sỹ quan đã trao lại cuốn nhật ký cho đơn vị. Chính vì thế mà cuốn nhật ký sau đó mới được xuất bản và gây một tiếng vang lớn.

Văn học những năm chiến tranh cách mạng đó là một khoảnh khắc lịch sử không thể có, chưa bao giờ có trong lịch sử về tính oai hùng, về tính quyết liệt và tính quốc tế của cuộc chiến tranh. Và quan trọng là trong cuộc chiến tranh đó, chính Văn học nghệ thuật lại tham gia vai trò viết sử cho nên bây giờ những tác phẩm hay của thời đó nó như là những phi thuyền xuyên không để mỗi lần chúng ta ngước nhìn lên, con phi thuyền ấy, chúng ta thấy hình bóng của cuộc chiến tranh ấy nó đã đổ bóng vào cuộc sống của chúng ta hôm nay.

Cao Hoàng