• 3570 lượt xem
  • 15:12 11/05/2022
  • Văn hóa

Cuốn sách tôi chọn: "Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chăm Pa"

Cuốn sách “Sa Huỳnh- Lâm Ấp- Chăm Pa” của GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2017 là một trong những cuốn sách về khảo cổ giới thiệu khá nhiều tư liệu, hình ảnh, kết quả nghiên cứu liên quan đến sử học, khảo cổ học về Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chămpa từ thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên…

GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - Tác giả cuốn sách “Sa Huỳnh- Lâm Ấp- Chăm Pa”:

Cuốn sách của tôi có tên gọi“Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chăm Pa” và một số vấn đề về khảo cổ học. Cũng như các tác giả khi mà hoàn thành xong một công trình của mình xuất bản thì bao giờ cũng muốn có một lượng độc giả càng nhiều càng tốt được tiếp cận với cuốn sách này của mình.

Tôi nghĩ rằng tất cả những cái người mà quan tâm tới lịch sử văn hóa của miền Trung từ thời cổ đại cho đến thời trung đại và cho đến thời giai đoạn sau này thì chắc chắn là muốn tiếp cận được với những cái tri thức mới nhất và những cái tài liệu mới nhất mà giới khoa học chúng tôi đã đạt được.

Cho đến ngày hôm nay thì phần lớn các nghiên cứu về Chăm Pa của người Pháp để lại cũng như của các học giả Việt Nam tập trung chủ yếu vào các vấn đề về kiến trúc và điêu khắc. Họ nghiên cứu rất kỹ, rất sâu về các đền tháp được xây bằng gạch ở chỗ nào thế nhưng những vấn đề khác như là vấn đề đời sống hằng ngày của cư dân làm sao? Họ buôn bán như thế nào? Họ có canh tác lúa nước hay không? Công trình thuỷ lợi của họ có diện mạo ra làm sao? Và đặc biệt nữa là Chăm Pa rất nổi tiếng với các đường bờ biển các bến cảng cổ thế thì diện mạo của các bến cảng cổ như thế nào? … Chính vì vậy cho nên từ cuốn sách này thì độc giả cũng có một hình dung về một diễn trình lịch sử văn hóa liên tục suốt từ cách ngày nay khoảng độ 3.000 năm cho đến giai đoạn vương quốc Chăm Pa khoảng thế kỷ thứ 14. Mặc dù trong cuốn sách chỉ dừng lại ở thế kỷ thứ 10 thôi, và từ thế kỷ thứ năm trước công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau công nguyên  nhưng mà nó mở rộng ra rất là nhiều để mà người ta có thể hình dung được một cái quá trình phát triển liên tục và chịu tác động của những yếu tố thuộc văn hóa từ bên ngoài cũng như là cái vai trò của miền Trung Việt Nam.

Khi mà viết cuốn sách này thì tất nhiên là cái mục đích đầu tiên của chúng tôi là cố gắng làm sao tiếp cận một cách khách quan nhất, một cách khái quát nhất và đầy đủ nhất ở những cái thành tựu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan dựa trên các tài liệu khảo cổ về lịch sử văn hóa Chăm Pa. Tuy nhiên hiện nay thì tôi biết cũng rất nhiều bạn trẻ cũng như những người trong các học giả người Chăm, họ cũng rất là quan tâm đến cuốn sách này và thứ hai thì cũng khá nhiều người thì cứ cho rằng là Chăm Pa có thể là từ đâu đến, nhưng mà trên thực tế qua cuốn sách tôi cũng muốn chứng minh rằng đó là sự hình thành nên các nền văn hóa mới, là các quá trình tiếp xúc giao lưu với các nhóm cư dân từ bên ngoài nhưng rõ ràng cái nền tảng cơ bản của Chăm Pa chính là từ nền văn hóa trước nó, là văn hóa Sa Huỳnh giống như Đông Sơn là nền tảng của vương quốc Đại Việt sau này thì Sa Huỳnh cũng là nền tảng của vương quốc Chăm Pa.

Và đây là một quá trình phát triển liên tục vào các nhóm cư dân cộng đồng, cư dân ở đây họ cũng đã đạt được những thành tựu rất là nổi bật để họ có thể tiếp nhận những yếu tố mới về mặt cấu trúc chính trị và tôn giáo từ bên ngoài. Tôi nghĩ cuốn sách này thì độc giả có thể nắm bắt được một số vấn đề như vậy
 

Việt Hoà