• 1735 lượt xem
  • 15:11 27/06/2022
  • Văn hóa

Cuốn sách tôi chọn: "Tình thế & Giải pháp" - cuốn sách của nhà tư tưởng hiện đại mà dân tộc Nguyễn Trần Bạt về thời đại

Nguyễn Trần Bạt là một doanh nhân, một luật sư, một nhà tư vấn và là một học giả uyên thâm. Ông mất ngày 15/12/2020. Với hơn 11 đầu sách đã xuất bản, Nguyễn Trần Bạt đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn vừa trực diện, vừa sâu sắc, nhiều chiều về những vấn đề khác nhau của đất nước sau đổi mới. “Tình thế & Giải pháp” là một trong những cuốn sách căn bản, thể hiện rõ tư duy, tầm nhìn của ông về thời đại.

Xin mời quí vị và các bạn cùng đến với “Tình thế & Giải pháp” qua sự chia sẻ của CEO Alpha Books và Omega Việt Nam – Nguyễn Cảnh Bình. 

NGUYỄN CẢNH BÌNH, CEO ALPHA BOOKS & OMEGA VIỆT NAM: Trong "Tình thế & Giải pháp”,  anh Nguyễn Trần Bạt đưa ra những góc nhìn và đưa ra những lời kiến giải cũng như đưa những đề xuất trong vấn đề cải cách của Việt Nam. Tôi nhận thấy rằng, trong 2-3 thập niên vừa qua, sau quá trình đổi mới mở cửa từ năm 1986 đến nay, Việt Nam quả thực là một quốc gia đã khác hơn rất nhiều so với thời kỳ mở cửa khi đó. Tuy nhiên, đất nước cũng lại đối mặt với những thách thức mới từ tình trạng tham nhũng, đến những bẫy thu nhập trung bình, mà đôi khi chúng ta có thể sa lầy. Đặc biệt vấn đề thứ 3 anh Bạt nói đến và Đảng, Nhà nước cũng đưa ra đấy là câu chuyện về văn hoá. Cuốn sách của anh Nguyễn Trần Bạt đưa ra các kiến giải, góc nhìn của một con người mà dành rất nhiều tâm huyết quan sát, như một người mà tự anh Nguyễn Trần Bạt nói rằng mình là một nhà quan sát chính trị. Một nhà quan sát chính trị hiếm hoi, ít ỏi ở Việt Nam trong việc dành công sức, dành trí tuệ để theo dõi một tiến trình ở một góc độ, tôi nghĩ rất mang  tính xây dựng với Nhà nước. Những kiến giải anh Nguyễn Trần Bạt đưa ra vừa là ủng hộ, vừa là khích lệ, những giải pháp, những cách thức mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiện nay đang triển khai đồng thời cũng nêu ra những góc nhìn mới, đưa ra những vấn đề trọng tâm mà rồi đây chúng ta cũng phải xử lý, phải thực hiện. 

Trong cuốn sách này, một trong những bài mà tôi cho rằng căn bản đối với anh Bạt là "Tiến hành đồng bộ bốn cuộc cải cách" . Xuyên suốt cả cuốn sách này là nói về quá trình cải cách như vậy. Cải cách kinh tế, cải cách văn hoá, cải cách thiết chế, thể chế và cuối cùng là cải cách giáo dục. Anh Bạt đặt trọng tâm rất nhiều vào câu chuyện cải cách giáo dục. Tất nhiên chúng ta cũng quen với cái khái niệm mọi người đều nói về cải cách... nhưng dường như anh Bạt là một nhà tư tưởng, bắt đầu tiếp cận được một góc nhìn mà dưới cái nhìn của tôi thì tôi thấy những kiến giải, những đề xuất của anh Bạt rất khoa học và có tính khả thi cao ở Việt Nam. 

Anh Bạt muốn nhấn mạnh câu chuyện một nền giáo dục phải có tính dân tộc .Chắc nhiều người đã đề cập đến câu chuyện này rồi nhưng trong một bối cảnh toàn cầu hóa, câu chuyện của dân tộc nó đặt ra như thế nào trong bức tranh này, trong những thách thức, áp lực của một xã hội hiện đại mà chúng ta vừa cần những con người nhân viên có kỹ năng của thế kỷ 21 nhưng lại không xa rời văn hoá, cội nguồn của dân tộc... thì tôi cho rằng những kiến giải của anh Bạt đưa ra về văn hoá, cải cách giáo dục phải gắn với những câu chuyện cải cách văn hóa, cụ thể hơn là gắn với văn hóa cốt lõi của dân tộc. Tôi nghĩ đó là điều căn bản. 

Tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta, đất nước, dân tộc và xã hội cần nhiều nhà tư tưởng, cần nhiều người quan sát có chiều sâu, có lập luận có những phân tích vừa hiện đại vừa có tính dân tộc để gắn với những vấn đề về mặt thực tiễn nhưng có một tầm nhìn bao dung mang tính xây dựng với đất nước mình như Nguyễn Trần Bạt." 

Văn Thắng