Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng. Đồng bào dân tộc thiểu số qua quá trình phát triển, đã tạo cho mình những nét văn hóa độc đáo và có sức hấp dẫn. Nhiều loại hình nghệ thuật đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng chế độ dành cho những người đang tiếp tục duy trì và phát huy chúng lại còn nhiều bất cập.
Nhiều loại hình nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số (như tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội, nghề thủ công truyền thống) đã được công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cũng có những loại hình vẫn đang chờ xét duyệt. Tuy nhiên ngay trong quá trình chờ đợi ấy, những khó khăn vẫn cần được giải quyết, các nghệ nhân vẫn cần được hỗ trợ để duy trì và phát huy nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong chương trình Di sản tuần này, chúng tôi muốn nói đến di sản văn hóa phi vật thể, những bất cập trong phong tặng và chế độ đãi ngộ các nghệ nhân, câu chuyện làm thế nào để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng trao đổi, bàn luận về vấn đề này với vị khách mời của chương trình Di sản Việt Nam hôm nay: PGS.TS PHẠM LAN OANH, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chương trình!
Thực hiện : Bích Nhung Bích Liên Trí Dũng