Điểm báo 01/10: Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Khát vốn, doanh nghiệp thêm lo

Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Khát vốn, doanh nghiệp thêm lo; Tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt 8%; Cần tách thời hạn sử dụng chung cư với thời hạn sử dụng đất; Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu “Chết lâm sàng” do thua lỗ; Nhiều bất cập trong tuyển sinh đại học 2022: bộ GDĐT nói gì?... là những tin tức đáng chú ý trên các mặt báo.

NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG: KHÁT VỐN, DOANH NGHIỆP THÊM LO

Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, để hút khách gửi tiết kiệm, nhiều ngân hàng thương mại ngoài tăng lãi suất còn triển khai thêm chương trình tặng quà. Trong khi đó, doanh nghiệp, người dân nơm nớp lo gánh nặng khi lãi suất cho vay tăng.

Theo bài viết trên báo Tiền phong, Thời điểm cuối năm cận kề, đơn hàng của doanh nghiệp tăng hơn so với trước. Cùng với đó, thời gian dịch bệnh diễn ra kéo dài đã khiến doanh nghiệp “ăn mòn” lợi nhuận tích lũy trước đó. Khi nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên cũng là lúc doanh nghiệp rơi vào cảnh khát vốn. Không chỉ doanh nghiệp mà nhiều người dân cũng lo lắng trước nguy cơ tăng lãi suất huy động, từ đó tăng lãi suất cho vay. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, khi huy động vốn với lãi suất cao có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao. “Một số ngân hàng có hệ số Casa (hiểu đơn giản là tiền gửi không kỳ hạn) tương đối lớn - đây là dư địa để ngân hàng giữ nguyên lãi suất cho vay”.

TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2022 CÓ THỂ ĐẠT 8%

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực từ đầu năm và cả năm có thể đạt 8%, vượt 1,5-2% mục tiêu Quốc hội giao. Đây là nội dung đáng chú ý được đăng tải trên báo điện tử Vnxpress.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 8,83%, mức tăng cao nhất của giai đoạn 2021 - 2022, vượt dự kiến kịch bản đặt ra. Với đà tăng này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%). Dự báo này đưa ra cao hơn nhiều so với triển vọng kinh tế được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá. Ngoài ra, trong số 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022 Quốc hội giao, chỉ có một chỉ tiêu không đạt, là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt, ước đạt 5,2%. Mức này thấp hơn mục tiêu 0,3%.

CẦN TÁCH THỜI HẠN SỬ DỤNG CHUNG CƯ VỚI THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

Dù còn nhiều tranh cãi nhưng đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và góp ý từ giới chuyên gia, doanh nghiệp và người dân. Bài viết trên báo lao động

Theo 1 số chuyên gia, việc xác định thời hạn sở hữu này có một số điểm cần xác định: Đất cho xây dựng nhà chung cư cũng không thể cấp vô thời hạn. Từ góc độ quản lý và quy định của pháp luật về xây dựng quy định về thời hạn sử dụng của công trình: Mọi công trình đều có khấu hao nhất định, hết thời hạn thì phải đập đi xây lại để bảo đảm an toàn. Về quyền sở hữu, Nên chăng không dùng từ thời hạn sở hữu nhà chung cư và thay bằng thời hạn sử dụng nhà chung cư. Khách hàng bỏ tiền ra mua nhà chung cư nên họ có quyền sở hữu tài sản. Quyền này được pháp luật dân sự bảo vệ, chỉ khi tài sản không còn mới mất quyền sở hữu.

NHIỀU CỬA HÀNG KINH DOANH XĂNG DẦU “CHẾT LÂM SÀNG” DO THUA LỖ

Qua nhiều tháng cầm cự, kinh doanh thua lỗ do chiết khấu 0 đồng đến vài trăm đồng, đến nay, nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu tại Tiền Giang đã đuối sức, thậm chí “chết lâm sàng”. Bài viết phản ánh trên báo điện tử VOV

Theo bài viết, Những ngày này, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trở nên trầm lắng. Nhiều cửa hàng xăng dầu giảm bớt nhân viên, cắt bớt trụ bơm xăng dầu, giảm thời gian bán hàng và không còn nhiệt tình phục vụ khách hàng như trước đây. Đa số các chủ đại lý, cửa hàng cho rằng, bất đắc dĩ mới bán hàng vì ngưng hoạt động sẽ bị xử phạt và mất khách hàng. Môt số doanh nghiệp còn cho biết, nếu không cứu vãn được tình hình chiết khấu như hiện tại thì doanh nghiệp không còn vốn để tiếp tục kinh doanh, phải đóng cửa và chấp nhận sự chế tài của các ngành chức năng.

NHIỀU BẤT CẬP TRONG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2022: BỘ GDĐT NÓI GÌ?

Chuyển sang thông tin liên quan đến ngành giáo giáo dục, năm 2022 là năm hoạt động tuyển sinh có nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật để hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh. Với những điều chỉnh mới, cũng có không ít những khó khăn đặt ra. Bài viết trên báo Đại đoàn kết

Bài viết trích dẫn ý kiến của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ Việc xét tuyển sớm ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.