Điểm báo ngày 10/4: Đủ chiêu "bịt mắt" vô hiệu hóa camera trên phương tiện vận tải

Đủ chiêu "bịt mắt" vô hiệu hóa camera trên phương tiện vận tải; Cứu di sản từ trong quy hoạch; Dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện trái phiếu kém chất lượng... là những tin tức đáng chú ý đăng trên các báo ra ngày 10/4/2022.

ĐỦ CHIÊU "BỊT MẮT" VÔ HIỆU HÓA CAMERA TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
(Báo giao thông)

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến nay đã có hơn 100 nghìn phương tiện kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera giám sát. Tuy nhiên, nhiều chủ xe, lái xe đã dùng vải, khẩu trang… để bịt camera. Thậm chí, có trường hợp còn ngắt hẳn dây nguồn ra khỏi thiết bị nhằm lách luật. 

Theo Báo giao thông, Hiện có một số lái xe lên mạng xã hội "khoe" cách bịt mắt camera hành trình để đối phó với lực lượng chức năng. Theo đó, hiện có quy định phạt từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức nếu sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera, có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, mức xử phạt này cần được nâng lên để đủ sức răn đe.#
 

CỨU DI SẢN TỪ TRONG QUY HOẠCH
(Tuổi trẻ)
Xung quanh việc dư luận lên tiếng đề nghị xem xét lại việc phá dỡ một công trình cổ xây dựng từ đầu thế kỷ 20 ở trung tâm Hà Nội, thay vào đó là tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp. Từ đây cũng đặt ra rất nhiều vấn đề về ứng xử đối với các di tích, các công trình cổ và việc quy hoạch làm đô thị. “Cứu di sản từ trong quy hoạch” là bài viết được đăng trên báo Tuổi trẻ.

Thời gian qua do thiếu tầm nhìn phát triển bền vững trong quy hoạch đô thị... đã dẫn tới sự phá hủy nhiều công trình di sản, thậm chí làm biến dạng cả một khu vực di sản, vì những dự án mới là khách sạn, trung tâm thương mại hay chung cư cao cấp. Kết quả là làm tổn hại đến lịch sử - văn hóa đô thị, tổn thương ký ức đô thị của cộng đồng. Theo báo Tuổi trẻ,  Đây chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, như quy hoạch đô thị, kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản văn hóa, chính quyền sở tại. Nhưng trên hết là quan điểm và ý chí của chính quyền. Bởi trên thực tế có bốn nhân tố tác động đến "số phận" di sản đô thị, là chính quyền, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu/chuyên gia và cộng đồng có tiếng nói ngày càng quan trọng.
 

SẾU ĐẦU ĐÀN” CẦN KHÔNG GIAN ĐỂ SẢI CÁNH
(Thời báo tài chính Việt Nam)
Khu vực doanh nghiệp nhà nước được định hướng giữ vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vai trò này chưa rõ nét, hiệu quả hoạt động cũng chưa tương xứng với nguồn lực lớn đang nắm giữ. Để nâng cao hiệu quả, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang cần những cơ chế mạch lạc, thông thoáng hơn. Đây là nội dung bài viết được đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: “Sếu đầu đàn” cần không gian để sải cánh. Đây là tiêu đề bài viết được đăng trên Thời Báo Tài chính Việt Nam. Kiến nghị được nhiều đại diện doanh nghiệp nhà nước đề cập nhất là tăng cường phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp nhà nước trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và trong công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Một vấn đề nữa mà doanh nghiệp nhà nước kiến nghị, đó là quy định đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương thức đánh giá tổng thể, không đánh giá riêng từng dự án. Bởi điều này dẫn đến các DNNN không dám đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực đổi mới sáng tạo, không đón đầu được các cơ hội. Hơn nữa, trong cơ chế thị trường cạnh tranh thì không thể “trăm trận trăm thắng”