• 3279 lượt xem
  • 14:19 27/03/2022
  • Xã hội

Điểm mù giao thông số 76: Nhanh một phút chậm cả đời

Một tình huống tai nạn vô cùng đáng tiếc đã xảy ra giữa 1 người đi xe máy khi băng qua đường ray tàu hỏa. Vụ tai nạn đã được xác định xảy ra tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nam thanh niên đi xe máy cũng đã tử vong sau đó.

Nếu quan sát trước khi tình huống xảy ra tai nạn một chút chúng ta có thể thấy thanh chắn đã được hạ và hệ thống đèn tín hiệu cũng đã bật sáng. Tuy nhiên, điều đáng nói là có khá nhiều người điều khiển xe máy cố tình đi ngang qua đường tàu. Có thể vì thấy nhiều người đi qua được thì mình cũng đi qua được nên nạn nhân cũng nhấn ga băng qua nhưng vĩnh viễn không có được sự may mắn như những người khác.

Không có ý thức chấp luật giao thông nên khi tai nạn xảy ra mặc dù đã tử vong nhưng hành vi của nam thanh niên điều khiển xe máy vẫn vấp phải sự phản ứng khá dữ dội từ cộng đồng mạng.

- Nhanh làm gì một phút để chậm cả đời

- Thứ cần làm lại là ý thức của người tham gia giao thông không phải thanh chắn tàu

- Đi như vậy thì phật nào độ cho nổi

Điều 25 Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cụ thể: Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước. Khi có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Quy định là vậy nhưng để thực hiện được điều đó lại yêu cầu sự tự giác và ý thức khá cao của người tham gia giao thông. Hãy nhớ tàu hỏa thì không thể dừng lại để chờ người đi xe máy hoặc đi bộ đi qua đường ngang rồi mới tiếp tục di chuyển.

Nôn nóng không chờ đợi, không quan sát rồi tự chuốc lấy những kết cục bi thảm là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông. Và với tình huống sau đây cũng không phải ngoại lệ.

Khi qua đường, 1 người điều khiển xe 3 gác đã không quan sát thấy ô tô tải đang đi với tốc độ khá cao trên quốc lộ và hậu quả cả người và xe đều bị đâm trúng, kéo lê thêm 1 đoạn đường dài.

Theo thống kê sơ bộ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Số lượng xe ba bánh, bốn bánh tự chế có động cơ là 4.500 (Hà Nội) và 12.600 (TP.HCM). Ngoài ra còn số lượng lớn xe ba bánh không động cơ như xích lô, ba gác đạp, xe đẩy tay… với số lượng lên tới 30.000 xe.

Số lượng xe lớn cộng với việc nhiều xe có thiết kế sơ xài, không qua đăng ký, không qua kiểm định. Chở hàng cồng kềnh ngang nhiên lưu thông gây nguy hiểm cho người đi đường.

Các dòng xe ba gác chất lượng, được sản xuất đảm bảo tính an toàn. Được phép lưu thông khi đã đăng ký, cấp biển số xe, và làm các thủ tục đầy đủ. Đảm bảo về cấu tạo quy chuẩn cho xe 3 bánh. Trường hợp người dân dùng xe gắn máy có đăng ký biển số hợp pháp. Sau đó lắp ráp thêm hai chiếc bánh để chuyển sang xe chở hàng vẫn sẽ bị cấm. Bởi vì những chiếc xe này vẫn thuộc diện là loại xe tự chế sẽ bị cấm lưu thông.

Hiện nay, tùy từng địa phương có cho phép xe ba gác máy tham gia giao thông hay không. Do đó, trước khi đầu tư xe ba bánh gắn máy, người dân cần liên hệ gặp Sở Giao thông vận tải hay cơ quan đăng kiểm ở địa phương để được hướng dẫn.

ĐMGT xin phép được khép lại tại đây xin chào và hẹn gặp lại.

Lê Huy