Điểm tin quốc tế 24/1: Thụy Điển sẽ không được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ để vào NATO

Thụy Điển sẽ không được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đề vào NATO; Ukraine bác bỏ cáo buộc của Nga; FDA đề xuất tiêm vaccine Covid-19 thường niên;... là những tin tức quốc tế nổi bật có trong điểm báo quốc tế ngày 24/1.

THUỴ ĐIỂN SẼ KHÔNG ĐƯỢC THỔ NHĨ KỲ ỦNG HỘ ĐỂ VÀO NATO

Thụy Điển sẽ không nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập NATO, đó là tuyên bố mới của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau vụ biểu tình tại Stockholm hôm 21/1.

Theo tờ Politico, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lên án sự việc người biểu tình đốt kinh Koran, đồng thời lên tiếng chỉ trích chính quyền Thuỵ Điển đã cho phép cuộc biểu tình của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) diễn ra. Trước đó, PKK là nhóm bị Thổ Nhĩ Kỳ, EU và Mỹ coi là khủng bố.

UKRAINE BÁC BỎ CÁO BUỘC CỦA NGA

Hãng tin Reuters cho hay, Ukraine đã phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Nga, cho rằng nước này tàng trữ vũ khí của phương Tây tại các nhà máy hạt nhân.  

Cơ quan Tình báo Đối ngoài của Nga cho biết các bệ phóng tên lửa HIMARS, hệ thống phòng không và đạn pháo do Mỹ cung cấp đã được Ukraine chuyển đến nhà máy điện hạt nhân Rivne (ríp nơ) ở tây bắc. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine gọi các buộc này là cái cớ để Nga tiến hành các cuộc tập kích. Kiev (ki ép) khẳng định sẵn sàng mở cửa cho các cơ quan thanh tra.

ĐỨC SẼ KHÔNG NGĂN CẢN XUẤT KHẨU XE TĂNG LEOPARD 2

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, ông Josep Borrell cho biết Đức sẽ không ngăn các nước EU khác xuất khẩu xe tăng Leopard. Động thái trên được đưa ra khi Đức đứng trước nhiều áp lực trong việc cung cấp xe tăng chiếnđấu chủlực cho Ukraine. 

Tờ The Guardian dẫn thông báo của Berlin cho biết hiện vẫn chưa nhận được yêu cầu từ Ba Lan hay bất kỳ quốc gia nào khác đề cập đến việc chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Trước đó, Điện Kremlin đã cảnh báo rằng người dân Ukraine sẽ "trả giá" nếu phương Tây quyết định điều xe tăng tới hỗ trợ Kiev.

FDA ĐỀ XUẤT TIÊM VACCINE COVID-19 THƯỜNG NIÊN

Tờ The Washington Post đưa tin, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề xuất chuyển sang tiêm vaccine ngừa Covid-19 thường niên, tương tự như tiêm phòng ngừa bệnh cúm thông thường. 

Giới chức y tế Mỹ cho rằng khuyến nghị FDA là hợp lý vì có thể cứu sống được nhiều người bằng việc tiêm chủng. Theo đề xuất của FDA, công thức tiêm hàng năm sẽ được lựa chọn vào tháng 6, và hoàn thiện sản xuất vào tháng 9. Nghiên cứu lựa chọn vaccine sẽ dựa trên chủng Sars-Cov-2 xuất hiện vào mùa đông, thường có xu hướng lây lan mạnh nhất. Trong khi hầu hết người trưởng thành khoẻ mạnh sẽ cần 1 mũi tiêm, thì những người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc bị suy giảm miễn dịch, thể trạng kém, có thể cần tới 2 liều vaccine Covid-19.

NHẬT BẢN COI VIỆC TĂNG TỶ LỆ SINH LÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRƯỚC NGUY CƠ GIÀ HOÁ DÂN SỐ 

Vấn đề già hoá dân số đang để lại những hệ luỵ với Nhật Bản. Thủ tướng Fumio Kishida mới đây đưa ra cảnh báo Nhật Bản đang trên bờ vực mất chức năng xã hội do tỷ lệ sinh giảm mạnh. Vì vậy, Nhật Bản sẽ chú trọng đến việc trẻ hoá dân số trong thời gian tới, và việc tăng tỷ lệ sinh sẽ được coi là chính sách ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là chủ đề được báo chí Nhật Bản đưa tin, phân tích.  

Tờ Japan Today nhận định, tình trạng già hoá dân số đang khiến Nhật Bản đối diện với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Nước này đang chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ước tính trong năm 2021, có khoảng 85,5% ca sinh là của phụ nữ trong độ tuổi 25-39, trên tổng số 9,43 triệu ca. Trong 25 năm nữa, số liệu này sẽ giảm xuống còn 7,1 triệu. Bài viết cho hay “Theo những dự báo trước đó số trẻ chào đời hàng năm vào năm 2030 giảm xuống dưới 800 ngàn”và nhận xétđâylà consố“đángbáođộng”, nhưng vẫn chưa đủ. Năm ngoài NhậtBản chỉ ghi nhận 773000 ca sinh mới.

Theo các chuyên gia, những áp lực về kinh tế và cuộc sống tại Nhật Bản đang làm gia tăng xu không muốn kết hôn và sinh con, vì vậy trong tương lai số lượng trẻ em sẽ tiếp tục giảm. 

Trong khi đó, Tờ Nikkei Asia đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida coi việc hỗ trợ nuôi dạy trẻ là chính sách quan trọng nhất để đảm bảo tính bền vững và toàn diện của nền kinh tế và xã hội.

Giống như ở các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, tỷ lệ sinh giảm tại Nhật Bản sẽ dẫn tới hạn chế về lực lượng lao động, hệ thống an sinh xã hội cũng phải chịu nhiều gánh nặng hơn khi phải hỗ trợ dân số già. Trước tình hình đó, ông Kishida đã đề ra các giải pháp, bao gồm hỗ trợ kinh tế cho người dân, cải thiện dịch vụ chăm sóc và tăng gấp đôi ngân sách cho trẻ em trong tương lai. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng cho phép mọi người tham gia vào việc nuôi dạy con cái bất kể tuổi tác hay giới tính.

 

Phòng Quốc tế