Diễn đàn kinh tế: Đền bù giải phóng mặt bằng: Đảm bảo lợi ích cho các bên?

"Hoàn thiện chính sách để phát triển quyền sử dụng đất trong bối cảnh mới” là một trong những nội dung được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng Kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Vấn đề này tiếp tục được làm nóng lên sau khi Quốc Hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TP.HCM. Cụ thể, dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km. Còn dự án đường Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34 km. Dự kiến thời gian thực hiện 2 dự án là từ năm 2022 đến năm 2027. Đây là 2 dự án giao thông quan trọng, có liên quan mật thiết tới 2 thị trường bất động sản sôi động bậc nhất, nóng bỏng bậc nhất cả nước, có vai trò liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa. Tuy nhiên vấn đề đặt ra, là làm sao để công tác đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên?

Theo các chuyên gia, trong công tác giải phóng mặt bằng, đơn giá đền bù đất đai gần như là vấn đề cốt lõi. Và một trong những vấn đề trọng tâm sửa đổi Luật đất đai lần này là nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, kế hoạch, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng phải thật chi tiết, hợp lý, bảo đảm hài hòa và công bằng quyền và lợi ích của tất cả các bên.

Lê Hương