• 1523 lượt xem
  • 18:16 29/08/2022
  • Kinh tế

Diễn đàn kinh tế: Rà soát pháp luật gỡ vướng mắc trong thực hiện Luật PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 được kỳ vọng sẽ tạo cú huých, huy động vốn từ khu vực tư nhân nhất là vào các dự án hạ tầng nhằm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

ĐẦU TƯ PPP VƯỚNG MẮC TỪ CHÍNH SÁCH

Tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP). Tuyến cao tốc có tổng chiều dài 164km với tổng mức đầu tư là: 23.187 tỷ đồng. Dự án sẽ kết nối toàn tuyến cao tốc với các đoạn Hà Nội - Bắc Giang, Bắc Giang – Lạng Sơn đã được đưa vào khai thác sử dụng trước đó. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo "tính đồng bộ", khai thác hết công năng, hiệu quả của toàn tuyến cao tốc kết nối Hà Nội với Cao Bằng; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh-xã hội, mang lại lợi ích lâu dài và cải thiện đời sống cho người dân khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức PPP cho dự án này không hề đơn giản.

Ông HOÀNG XUÂN ÁNH, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng:Trong bối cảnh tình hình đất nước và địa phương còn nhiều khó khăn, khả năng cân đối nguồn lực và phương án tài chính là vấn đề lớn đặt ra. Theo phương án ban đầu, cơ cấu nguồn vốn là 20% là vốn địa phương, 20% ngân sách trung ương, 40% là vốn tín dụng và 20% là của nhà đầu tư. Rõ ràng với phương án này, với con đường thi công trong điều kiện khó khăn như này, thì phương án tài chính vẫn chưa đảm bảo".

Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP ra đời đã hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân. Trong đó, việc quy định nguồn vốn huy động hợp pháp bao gồm cả vốn tín dụng, trái phiếu, vốn hợp tác kinh doanh khác ,..giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Ngoài ra, quy định bảo lãnh doanh thu đối với cả 2 trường hợp doanh thu tăng, giảm đã khiến ngân hàng yên tâm hơn trong quyết định đầu tư cùng nhà nước. Tuy nhiên, do luật mới, nên thủ tục triển khai vẫn còn mất nhiều thời gian.

Ông HỒ MINH HOÀNG, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả: “PPP không phải chỉ có duy nhất hình thức BOT mà còn có hình thức BLT, BTL…Hiện nay các bộ ngành khá vất vả khi áp dụng sát luật quá, đất rừng đi qua 2 địa phương việc giải phóng mặt bằng khá phức tạp, dẫn tới kéo dài thời gian. Hiện nay ngân hàng thống nhất cho mình vay, nhưng chờ 1 thời gian nữa họ lại cảm thấy việc ưu tiên nguồn vốn cho dự án là không cần thiết, họ lại không cho vay, thế là mất cơ hội".

Để đạt được mục tiêu 5000 km đường cao tốc vào năm 2030 như Chính phủ đề ra, việc cần tập trung nhiều nguồn lực, trong đó, có nguồn vốn đầu tư tư nhân là hết sức cần thiết trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.

Ông NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Tổ trưởng - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: “Đây là hình thức quản lý không mới. Ở Việt Nam đã có dự án thử nghiệm việc quản lý này. Theo đánh giá của cá nhân tôi thì bước đầu chúng ta đã thành công trong việc đưa mô hình đối tác công tư vào đầu tư công. Chúng ta phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với tình hình mới, tránh tình trạng tuyệt đối hóa hoạt động của các cơ quan tham gia khai thác và quản lý đường cao tốc”.

Có thể nói, đối tác công tư PPP là chính sách giúp chúng ta đạt 2 mục tiêu: Giảm gánh nặng cho nhà nước và tạo cơ hội cho tư nhân phát triển. Từ đó, cả nhà nước, người dân và tư nhân đều có lợi.

RÀ SOÁT PHÁP LUẬT GỠ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN LUẬT PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 được kỳ vọng sẽ tạo cú huých, huy động vốn từ khu vực tư nhân, nhất là vào các dự án hạ tầng nhằm giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện có rất ít dự án PPP được chấp thuận đầu tư. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp để  tận dụng tối đa lợi thế nguồn lực này đầu tư phát triển đất nước? Nhà nước cần có chính sách bổ sung như nào để tháo gỡ cho các nhà đầu tư?

Cùng bàn luận về chủ đề này chúng tôi có mời đến trường quay 2 vị khách mời:

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Giám đốc Cty Luật ANVI

Ông VŨ ĐÌNH ÁNH, Chuyên gia kinh tế

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc đối thoại!

DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ PPP “RƠI RỤNG” DẦN

Luật PPP ra đời là khung pháp lý quan trọng tạo ra luật chơi minh bạch, hiệu quả, đúng bản chất của PPP hơn, đặc biệt đã có quy định về chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu giúp nhà đầu tư yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai các dự án PPP vẫn còn một số tồn tại, bất cập khiến các nhà đầu tư cảm thấy lưỡng lự, băn khoăn khi quyết định “chung tay với nhà nước”.

Hiện nay, nhu cầu về đầu tư hạ tầng của Việt Nam đang rất lớn. Theo quy hoạch, đến năm 2050 Việt Nam phải có 9.000km đường cao tốc và gần 30.000km đường quốc lộ.  Như vậy, để đáp ứng mục tiêu này, chúng ta cần nguồn vốn rất lớn, dự kiến từ 2021-2025 cần tới 78.000 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2026-2030, đầu tư khoảng 102.000 tỷ đồng/năm. Ngân sách dự kiến đáp ứng 2/3, còn lại huy động vốn tư nhân. Song trong 2021-2022 vốn tư nhân vào hạ tầng gần như không có.

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý 72 dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông. Trong đó có 2/3 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng đã dừng triển khai từ năm 2017; 12 dự án đang giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư nhưng không lựa chọn được hoặc đàm phán hợp đồng thất bại.

LS NGUYỄN HƯNG QUANG, Giám đốc điều hành văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự:Rào càn hiện nay là khung pháp luật còn khá rời rạc với các hoạt động đầu tư. Dự án PPP chỉ cho phép đầu tư trong lĩnh vực giao thông… Vậy làm sao có thể kết nối dự án trong lĩnh vực giao thông với dự án phát triển nhà ở không thuộc lĩnh vực PPP khi dự án phát triển nhà ở thực hiện theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản. Nếu thực hiện, nhà đầu tư không đảm bảo nguồn lợi để quay lại thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng .”

Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này, trong đó có những bất cập từ chính sách đã khiến cho nhiều nhà đầu tư không mặn mà với hình thức PPP

PGS. TS. DƯƠNG ĐĂNG HUỆ, Cố vấn pháp lý, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam: “Luật pháp đặt ra để người ta sử dụng, mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp sờ đâu thiếu đấy. Thiếu thì lại xảy ra tranh chấp vì hợp đồng là thỏa thuận 2 bên. Nhà nước và tư nhân đưa ra vấn đề mà không có cơ sở pháp lý để giải quyết"

Ông NGUYỄN TRỌNG HIỆP, Giám đốc Công ty Luật TNHH HPVN: “Quy định, nhà đầu tư góp vốn trước, khi hoàn tất thì Nhà nước giải ngân nhưng đa số chậm giải ngân mà không có chế tài xử phạt hay xử lý trách nhiệm".

Khi các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đầu tư PPP  nhưng lại chưa được pháp luật quy định, hoặc chỉ được quy định một cách nửa vời, điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bên trong quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng dự án PPP”.

Mời các bạn nghe ý kiến của khách mời về vấn đề này!

Bản chất của phương thức đối tác công tư là nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng ký hợp đồng để phân chia lợi ích, rủi ro cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng công trình hay cung cấp một dịch vụ công nào đó. Như vậy, hai chủ thể này là đối tác bình đẳng theo pháp luật dân sự thông qua hợp đồng dự án. Tuy nhiên, Luật PPP không có điều nào quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể này… Luật sư Trương Thanh Đức có thể phân tích rõ hơn về nguyên nhân này?

Năng lực thực thi của cơ quan Nhà nước cũng như khả năng đáp ứng của lĩnh vực tư nhân đó là một vấn đề quan trọng. Thực tế, có dự án dù đã đáp ứng các yêu cầu bảo đảm tính khả thi nhưng cơ quan Nhà nước không tự tin mang ra mời gọi đầu tư, tự tin quản lý dự án trong 20 năm. Còn khu vực tư nhân gặp rào cản về chính sách, về năng lực tài chính, năng lực quản lý của chính họ, vì thế khiến nhiều dự án dù tiềm năng nhưng roi vào luẩn quẩn.

Đánh giá về vòng luẩn quẩn giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công – tư PPP, bà Nguyễn Linh Giang, Văn phòng PPP, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, một dự án thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, năng lực nhà đầu tư, nguồn tài chính, ngân sách, khả năng kinh tế, nhu cầu của người dân..

Bà NGUYỄN LINH GIANG, Văn phòng PPP, Bộ Kế hoạch và đầu tư: "Vòng luẩn quẩn, thu hút đầu tư tư nhân để giảm tải cho ngân sách NN nhưng hơi tràn lan, không tính đến tính khả thi về kinh tế, tài chính, hệ lụy không  phải là từ chính sách, hạn chế tín dụng. đó là yếu tố thị trường chứ. Và lại quay lại đầu tư công
Để chấm dứt vòng luẩn quẩn này, điều tiên quyết là thay đổi về chính sách, bảo đảm hào hòa lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án cũng như có cơ chế thích hợp để khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện các hạng mục công trình phụ trợ dọc theo tuyến cao tốc"

LS NGUYỄN HƯNG QUANG, Giám đốc điều hành văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự: “Để thu hút cần có biện pháp liên quan đến PP như luật đất đai như thu hút nhà đầu tư sử dụng được các giá trị đất đai để quay lại đầu tư vào hạ tầng giao thông”

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư nhân rất cần có sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới, đặc biệt, ghi nhận rõ ràng hơn cơ chế chia sẻ rủi ro của Chính phủ đối với nhà đầu tư cũng như cơ chế về tài chính, tín dụng đảm bảo thu hút được nhà đầu tư tham gia dự án.

Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi giải pháp mà 2 vị khách mời đưa ra để giải quyết các vướng mắc cho Luật PPP!

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hình thức đầu tư PPP sẽ ngày càng hiệu quả hơn khi ở tất cả các bước thực hiện dự án như chuẩn bị dự án, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng được thực hiện công khai, minh bạch thông tin. Đồng thời có chế tài xử phạt, quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đầu tư. PPP hiệu quả sẽ góp phần giảm ngân sách nhà nước, thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu tăng trưởng của đất nước trong tình hình mới.

Diệu Huyền