Doanh nghiệp Trung Quốc lãi đậm khi bán lại khí hóa lỏng cho châu Âu

Theo tờ Wall Street Journal, do nhu cầu trong nước giảm, các công ty Trung Quốc có hợp đồng dài hạn mua khí đốt hoá lỏng (LNG) từ Mỹ đang bán số LNG dư thừa và “bỏ túi” hàng trăm triệu USD mỗi lô hàng. Khách mua những lô LNG này là các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 8 tháng đầu năm nay, chỉ có 19 tàu chở LNG từ Mỹ cập cảng Trung Quốc, so với con số 133 tàu cùng kỳ năm ngoái.

Công ty khí đốt ENN Natural Gas Co. của Trung Quốc được cho là sẽ lãi từ 110-130 triệu USD khi vận chuyển lô LNG từ nhà máy của công ty năng lượng Mỹ Cheniere Energy tới châu u vào ngày 18/10 tới.

“Chúng tôi bán lại LNG mua từ Mỹ. Việc này là được phép và mức giá là có lợi”, chuyên gia kinh tế trưởng Wu Qiunam của Petro China International, công ty con chuyên về giao dịch của Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC), phát biểu.

Nhập khẩu LNG Mỹ của Trung Quốc đã giảm 84% kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, do nhu cầu ở Trung Quốc giảm sút vì các đợt phong toả chống Covid-19. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của châu u đẩy giá khí đốt trên thị trường giao ngay tăng vọt, dẫn tới sự chuyển hướng của dòng chảy khí đốt hóa lỏng. Bên cạnh đó, do tăng mạnh nhập khẩu khí đốt Nga, nhu cầu nhập LNG từ Mỹ cũng Trung Quốc cũng giảm bớt.

Trung Quốc có thể bán lại số LNG dôi dư đó trên thị trường giao ngay. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 250 000 tấn LNG, trị giá 449 triệu USD sang châu u và châu Á, tăng từ mức 7,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này có khả năng chưa phản ánh đầy đủ thực tế, vì giá LNG năm nay cao hơn nhiều và các công ty giao dịch không nhất thiết đặt ở nơi LNG được bốc lên tàu hoặc dỡ xuống tàu.

Lượng khí đốt mà Trung Quốc bán cho châu u được cho là quá ít ỏi để giúp khu vực này tránh được tình trạng khan hiếm khí đốt trong mùa đông năm nay, nhưng có vẫn hơn không. Ngoài ra, việc này cũng cho thấy mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc đang trở nên khăng khít hơn, và Trung Quốc đang hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Quang Trịnh