• 1136 lượt xem
  • 20:03 01/12/2022
  • Kinh tế

Đối thoại chính sách: 30 năm công ước đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam

Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưởng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đang ngày càng rạn nứt. Quần thể các loài hoang dã thuộc các lớp thú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá, giảm trung bình 69% kể từ năm 1970.

Hãy tưởng tượng, một ngày kia, chúng biến mất, Nguồn thực phẩm, nguồn nước, thậm chí nguồn oxy chúng ta hít thở mỗi ngày cũng sẽ bị mất theo. Chúng ta cần khôi phục lại mối quan hệ của mình với thiên nhiên – thật nhanh chóng. Để làm được điều này, chúng ta phải đảo chiều sự mất mát, với tư duy hướng tới tương lai. 

Đa dạng sinh học là là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên; là khởi nguồn của hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống, ban cho chúng ta thức ăn, thuốc men, năng lượng, không khí và nước sạch, bảo vệ chúng ta trước thiên tai cũng như truyền cảm hứng giải trí và văn hóa, cùng nhiều lợi ích khác.
Việt Nam được biết đến là một trong 16 quốc gia có giá trị đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù cùng nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm.

Các quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng được hình thành khá sớm từ những năm 1949. Trong quá trình phát triển đất nước, hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học ngày một hoàn thiện. Để phát huy hiệu quả và sử dụng lâu bền của nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, ngay từ năm 1993, Việt Nam đã là một trong những Quốc gia đầu tiên ký kết tham gia Công ước toàn cầu về đa dạng sinh học (hay còn còn là Công ước CBD).

Vậy đến nay, sau gần 30 năm ký kết tham gia, Việt Nam đã làm được những gì? Trong bối cảnh đa dạng sinh học có xu hướng suy giảm ngày càng nhanh và nghiêm trọng như hiện nay, vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt là gì? Và cần phải có những giải pháp về chính sách và những hành động cụ thể nào để hạn thế thực trạng này? Đây sẽ là chủ đề chính của chương trình ngày hôm nay.

Mời quý vị theo dõi chương trình

Kim Thanh