Đối thoại chính sách: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc – Vì sao người lao động không lên tiếng?

Một nghiên cứu về quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế - cho thấy, đa số nạn nhân bị quấy rối tình dục là nữ giới (chiếm tỉ lệ 78,2%) và ở độ tuổi từ 18 - 30.

Phần lớn nạn nhân chỉ bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp khi họ bị quấy rối nghiêm trọng trong thời gian dài. Còn theo  kết quả nghiên cứu về tình trạng quấy rối tình dục tại các công ty may ở Hải Phòng và TP.HCM được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam hợp tác cùng Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2018 thì có hơn 53% công nhân đã từng bị QRTD hoặc chứng kiến hành vi này tại nơi làm việc, trong đó 87% nạn nhân là nữ công nhân. 

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, gần một nửa chọn cách giữ im lặng, không lên tiếng về vụ việc.

Có thể nói là hành vi sàm sỡ, QRTD tại nơi làm việc không hề hiếm gặp nhưng người lao động là nạn nhân thường chọn cách im lặng, âm thầm chịu những nỗi đau. Tại sao họ không lên tiếng tố cáo? Đến lúc tìm đến sự trợ giúp thì việc xử lý sẽ như thế nào?

Đây sẽ là nội dung được làm rõ trong chương trình đối thoại Chính sách hôm nay của THQHVN với chủ đề QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC – VÌ SAO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG LÊN TIẾNG?

Cùng bàn luận trong chương trình hôm nay, chúng tôi giới thiệu sự tham gia của 3 vị khách mời:

Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI, Nguyên trưởng Ban Gia đình - xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam;

Bà NGUYỄN VÂN ANH, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA);

Ông YAP CHIN LEONG, Giám đốc điều hành công ty THHH Maple.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

 

Diệu Huyền