Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự (sửa đổi): Nghiên cứu phạm vi điều chỉnh để tránh chồng lấn với luật chuyên ngành

Để chuẩn bị nội dung cho Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, chiều 19/9, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, Thường trực Ủy ban tổ chức Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Đây là lần thứ 2, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng thủ dân sự sau khi UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật này tại Phiên họp thứ 14.

Theo Ban soạn thảo, Chính phủ trình Quốc hội ban hành dự án Luật Phòng thủ dân sự dựa trên sự cần thiết trên cả 3 cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo đảm tính chủ động; Nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật để tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, đặc biệt sau khi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22 “Về PTDS đến năm 2030 và những năm tiếp theo”. Tuy nhiên, dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nên cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để xây dựng nội dung PTDS với vai trò là 1 bộ phận của phòng thủ đất nước nhưng không chồng lấn sang phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành. Nhiệm vụ của Luật PTDS là xây dựng những nguyên tắc ứng xử, quy định chung nhất cho tất cả các dạng thảm họa, sự cố. Luật không quy định lại, không thay thế nhiệm vụ của các luật khác xử lý các rủi ro, tai nạn, sự cố thông thường.

Khắc Phục