Gần 4,4 triệu USD phục hồi, tái sinh rừng ngập mặn

Trong số các loại rừng, rừng ngập mặn có khả năng tích trữ khí cacbonic tốt nhất. Chúng có thể hấp thụ lượng carbon nhiều gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới truyền thống.

Song song với việc tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn còn tạo ra sinh kế và thu nhập cho người dân. Nhưng trước những tác động tiêu cực của tự nhiên và của con người đã khiến rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng. 

Tổng diện tích rừng ven biển Việt Nam hiện nay khoảng 454.000ha. Dù chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng quốc gia, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân… Rừng ngập mặn giúp tiết kiệm chi phí gấp 5 lần so với cơ sở hạ tầng nhân tạo trong việc bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi sóng thần và nước dâng do bão, vì chúng giảm độ cao của sóng lên đến 60% và giảm độ sâu lũ sóng thần xuống 30%.

Để phục hồi thành công và bền vững các khu rừng ngập mặn ven biển, Dự án sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: Hỗ trợ tài chính để phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn (trồng mới 250 ha, phục hồi 80ha); đầu tư vào cơ chế quản lý hiệu quả hơn thông qua các hoạt động hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản bền vững gắn với rừng ngập mặn; đa dạng hóa các lợi ích lâu dài từ việc bảo vệ và duy trì rừng ngập mặn qua hỗ trợ sinh kế bền vững.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Vũ Hiếu