Góc nhìn hôm nay: Không sáp nhập xã huyện kiểu cộng dồn cơ học

Từ việc sáp nhập huyện, xã, cả nước đã giảm được 706/2.411 cán bộ, công chức cấp huyện; 9.694/20.403 cán bộ, công chức cấp xã; tiết kiệm chi hơn 2.000 tỷ đồng. Đây là Báo cáo bước đầu kết quả giám sát “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”, nhằm phục vụ cho phiên họp thứ 9 trong tháng 3 này.

Mục tiêu của sắp xếp các đơn vị hành chính, là nhằm tổ chức hợp lý cho phù hợp với thực tiễn với bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy và phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tinh giản biên chế, thực hiện chính sách tiền lương mới.

Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết 32 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp giải quyết việc cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những giải pháp này chưa thực sự hấp dẫn để giải quyết chế độ. Bởi sẽ có hàng trăm, hàng nghìn cán bộ cấp xã và cấp huyện phải sắp xếp lại theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và đây sẽ là công việc nặng nề nhất ở các địa phương. Đó mới chính là giải pháp đả thông hiệu quả vướng mắc trong tư tưởng cán bộ, công chức.

Thuận lợi nhiều nhưng thách thức cũng không ít. Theo Bộ Nội vụ và các địa phương, khó khăn nhất vẫn là khâu nhân sự, vì đụng đến con người. Nếu cán bộ công chức đủ tuổi và đang công tác, cũng không thể gom lại kiểu cơ học được. Thực tiễn này đòi hỏi sớm có đánh giá, góp ý để tiếp tục thực thi giai đoạn 2022-2026.

Mời quý khán giả theo dõi nội dung chi tiết chương trình!

Ngọc Dũng