Hậu Giang: Sản phẩm OCOP giúp nâng tầm nông sản

Từ năm 2018 đến nay Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gọi tắt là OCOP phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi tư duy sản suất nông nghiệp thủ công, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, sản phẩm đạt danh hiệu OCOP cấp tỉnh có chỗ đứng vững chắc ở thị trường lớn trong và ngoài nước, nhiều sản phẩm đã khẳng định vị trí cùa mình với sản lượng bán ra tăng từ 1-2 lần so với khi chưa được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Hậu Giang với vị trí nằm ngay trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tạo điều kiện cho tỉnh phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Tuy nhiên với tư duy sản xuất cũ của nông dân chưa xứng tầm với giá trị, nhờ chương trình OCOP mà đến nay các sản phẩm của nông dân đạt giá trị cao.

Từ con cá đặc trưng vùng đất Hậu Giang, bà Nguyễn Kim Thùy xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã nghiên cứu chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP với 8 sản phẩm cá thát lát OCOP 3 sao và 4 sao, như: khổ qua rừng nhân cá thát lát, bao tử cá ba sa nhân cá thát lát, chả cốm, chả cá trứng muối... 

Bà NGUYỄN KIM THÙY-Giám đốc HTX Kỳ Như, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Thời gian qua, ngoài đạt chứng nhận HACCP, chúng tôi còn đẩy mạnh đầu tư thiết bị máy móc, đảm bảo quy trình chất lượng sản phẩm đưa sản phẩm đến xuất khẩu”.

Nếu như trái mãng cầu xiêm chỉ đơn thuần tiêu thụ nội địa, giá trị thấp, nhiều nông dân đã nghiên cứu học hỏi tạo ra sản phẩm trà mãng cầu đã được người tiêu dùng đón nhận, mà trên hết là đạt chứng nhận an toàn, chứng nhận quốc tế và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...

Chị NGUYỄN THỊ DIỄM PHƯỢNG-Chủ Cơ sở sản xuất trà mãng Cầu Diễm Phượng, huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang: “Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ này theo tôi chính là cách để mình trân trọng tự sáng tạo của bản thân mình, bảo vệ nó, gây dựng niềm tin với khách hàng. Khi mà đăng ký rồi á, mình có thể đi trưng bày được rộng rãi, khách hàng người ta thấy mình có giấy tờ đầy đủ thì rất là thích, hài lòng và đặt hàng nhiều hơn". 

Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế và các siêu thị cao cấp, hướng của địa phương là sản xuất theo hướng an toàn, quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình sinh học, truy xuất nguồn gốc.

Ông NGUYỄN VĂN THÍCH - Phó Giám đốc HTX gạo sạch Tân Long, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang: “Từ khi đưa sản phẩm 4 sao tới giờ thì sản phẩm mình hiện giờ thì đan trên thị trường rất tin dùng và đã có nhiều đơn vị đặt hàng”.

Với phát triển mạn mẽ, 3 năm qua, hơn 100 sản phẩm đạt danh hiệu OCOP 3 sao và 4 sao từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mở ra cánh cửa hội nhập đưa nông sản Hậu Giang vươn tầm khu vực.

Ông NGUYỄN VŨ TRƯỜNG - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang: “Đặt trọng tâm là chúng tôi đưa vào siêu thị lớn như Lotte và Go, Coopmart cả khủ vực để làm sao mà đưa các sản phẩm nầy vào các thị trường bán lẻ khai thác các thị trường trong nước thứ 2 là đẩy mạnh điện tử hiện nay là chúng tôi 50% sản phẩm hướng tới là 100% sản phẩm OCOP lên sàng thương mại điện tử”.

Có thể thấy rằng kết quả bước đầu thực hiện Chương trình OCOP là nền tảng để Hậu Giang phát triển sản phẩm quy mô lớn, dịch vụ theo hướng bền vững, hơn hết là tư duy sản xuất mới cho nông dân giúp nâng tầm giá trị nông sản. 

Chí Điển