Góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Hậu kiểm đối với việc phổ biến phim trên không gian mạng

Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như tính khả thi của Luật Điện ảnh (sửa đổi) khi được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 (5/2022), sáng ngày 18/02 tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật nhằm tham vấn các chuyên gia, nhà quản lý,

Sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được chỉnh lý thận trọng, kỹ lưỡng nhưng rất cần tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm và tâm huyết trong hoạt động điện ảnh để hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để hoạt động điện ảnh Việt Nam phát triển. 

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý, các đại biểu thảo luận tập trung về một số nội dung cụ thể, như chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; về cấp phép, thẩm định, phân loại phim. Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh cũng còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo. Về quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, dự thảo Luật đã quy định cụ thể, mở rộng đối tượng được tổ chức liên hoan phim, giải thưởng, cuộc thi phim, chương trình và tuần phim tại Việt Nam.

Về phổ biến phim (quy định từ Điều 19 đến Điều 24). Đây là nội dung được nghiên cứu, sửa đổi để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại của ngành điện ảnh. Theo đó, phim được phổ biến trên hệ thống rạp chiếu, trên truyền hình và tại địa điểm công cộng phải có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng do cơ quan nhà nước cấp; còn phim phổ biến trên không gian mạng do tổ chức, cá nhân phổ biến tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại phim đó, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hậu kiểm. Đây cũng là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức nước ngoài, cơ sở điện ảnh./.

Ngọc Tuấn