Sáng ngày 10/03, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 9. Đây là phiên họp quan trọng, là một trong những Phiên họp có khối lượng công việc lớn nhất trong năm. Phiên họp được tổ chức làm 02 đợt, với tổng thời gian làm việc khoảng 7,5 ngày.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét khối lượng công việc khá lớn về luật pháp, trong đó cho ý kiến về 3 dự án Luật trình Quốc hội để cho ý kiến lần đầu, 2 dự án Luật và 1 dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 3. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, thông qua 1 Pháp lệnh, 1 Nghị quyết và xem xét đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 3, gồm: Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Việc xây dựng và ban hành các dự án này nhằm kịp thời thể chế hóa các cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, kịp thời khắc phục những bất cập, vướng mắc hiện nay trong thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn, việc phòng, chống bạo lực gia đình cũng như đáp ứng yêu cầu về việc đẩy mạnh chuyển số, phát triển phát triển kinh tế số.
Đối với 2 dự án Luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 là Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và Luật Điện ảnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc tiếp thu, hoạch thiện các dự án Luật này cần được tiến hành một cách thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện tác động của các chính sách khảo sát, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Các cơ quan cần tiếp thu ý kiến xác đáng, và giải trình thấu đáo thuyết phục để 2 dự án Luật này có tính khả thi và chất lượng cao nhất và có tính thuyết phục cao, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: “Chúng ta đang làm hết sức kỹ lưỡng, từ sớm từ xa nhưng còn rất nhiều vòng, nhiều lớp, lắng nghe ý kiến của rất nhiều kênh với tinh thần cẩn trọng, tỉ mỉ, cụ thể để làm sao chúng ta có sản phẩm pháp luật khi được ban hành, nó đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội dung. Về hình thức đẩ bảo hệ thống pháp luật được đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, mimh bạch, công khai, ổn định, đời sống pháp luật tương đối dài và có tính dự báo cao và nội dung đáp ứng yêu cầu kiến tạo, phát triển đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.”
Tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào ngày 16/3 đối với 2 nhóm vấn đề thời sự, rất cần thiết đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên Môi trường. Tham gia phiên chất vấn có Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên CHính phủ có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: “Cùng với việc triển khai các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc chuyển biến tích cực của hoạt động chất vấn mang lại đã khẳng địn đây là hoạt động gs trực tiếp hiệu quả của Quốc hội góp phần lan tỏa cảm hứng sáng tạo trong hoạt động giám sát. Điều này làm cho hoạt động của Quốc hội, giám sát với thực tiễn hơi thở cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ ngĩa của dân do dân và vì dân. Tiếp tục tinh thần đó, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn. Căn cứ chương trình phiên họp, ý kiến kiên suy nghĩ của cử tri về kinh tế xã hội, phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổ chức quy trình xin ý kiến nhóm vấn đề rất chặt chẽ, chúng ta đã có 6 nhóm vấn đề khác nhau và chọn 2 nhóm vấn đề với 2 Bộ trưởng.”
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét báo cáo kết quả bước đầu của 3 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” và “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021” và trong quá trình xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: “Tới đây cần phải chọn đối tượng khảo sát được tiến hành như thế nào, mục đích, yêu cầu điều hòa hoạt động giám sát bảo toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, quan trọng, tránh sự trùng lặp và giám sát trưởng địa phương, đơn vị phải tiếp tục nâng cao chất lượng của giám sát chuyên đề Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Với tính chất quan trọng của phiên họp này, trong thời gian 7,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến và quyết định liên quan đến 19 nội dung lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan tập trung cao độ sắp xếp lịch làm việc của mình, dự họp đầy đủ, đúng thành phần, cố gắng cao nhất hoàn thành chương trình Phiên họp./.
Thực hiện : Khắc Phục Quang Anh Vũ Hiếu Anh Đức