Di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km được phát hiện hơn 30 năm trước. Khi canh tác, trồng trọt, người dân tại đây thấy có nhiều mảnh gốm, di cốt người nên đã báo chính quyền. Nhiều di vật lần đầu tiên phát hiện tại di tích như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, lá vàng, vòng tay đá quý, hiện vật hình tù và, các loại hình mộ chum, di cốt.
Các nhà nghiên cứu xác định, di tích Giồng Cá Vồ ở khu vực trung tâm có địa tầng dày khoảng 1,7m chia thành 3 giai đoạn: cư trú, mộ táng và canh tác hiện đại. Đây là một di tích có nền hình thành nên văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam.
Tại các hố khai quật của di tích Giồng Cá Vồ, các nhà khảo cổ trước đó đã nhiều lần phát hiện các mộ chum, mộ đất cùng hàng trăm di vật quý chứa đựng giá trị lịch sử, văn hoá và đặc biệt là lịch sử hình thành, phát triển vùng đất này cách đây trên 2.000 năm. Mới đây, đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện tổng cộng 201 mộ chum, 12 mộ đất và hơn 1.000 di vật trong phạm vi diện tích 200m2.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!