Đài Loan (Trung Quốc) từng có lượng rác thải vượt quá khả năng thu gom, xử lý, khiến nơi đây bị xem là “Đảo rác”. Nhưng hiện nay, với nhiều mô hình sản xuất xanh, tập trung tái chế rác thành những sản phẩm hữu dụng, đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường của hòn đảo này.
Đây là một chiếc áo phông được tái chế từ nhựa….
Nguyên liệu tạo ra nó là từ những chiếc chai bỏ đi như thế này….
Hơn một nghìn loại sản phẩm khác như chăn gối, túi xách, văn phòng phẩm đều được công ty DA.AI tạo ra từ nguyên liệu tái chế như sợi polyester. Đây là nỗ lực của chính công ty dù chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ.
Còn với Công ty Horng En, từ khoảng 700 tấn nguyên liệu nhựa trong giai đoạn đầu, hiện đơn vị đã có thể thu gom và tái chế hàng chục nghìn tấn nhựa/năm, tạo ra các vật liệu nhựa PP, PE, ABS bán ra thị trường.
Nhắc đến sản xuất xanh, ngay từ năm 2011, công ty chăm sóc tóc và làm đẹp O’Right đã giới thiệu sản phẩm dầu gội không carbon đầu tiên trên thế giới. Hiện nhà máy sản xuất đã đạt mức trung hòa các bon, đồng thời sử dụng 100% năng lượng điện mặt trời và điện gió. Công ty này được vinh dự báo cáo tại Hội nghị COP25 và COP26.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ trong thu gom, phân loại và tái chế rác của các doanh nghiệp, cùng chính sách khuyến khích người dân cùng tham gia cải thiện môi trường, Đài Loan (Trung Quốc) đã trở thành đất nước có tỷ lệ tái chế rác cao hàng đầu thế giới.
Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!