Khoảng trống pháp lý trong bảo vệ di sản tư liệu

Di sản tư liệu bao gồm những ký ức giá trị mà con người tạo ra và ghi chép lại trên nhiều chất liệu. Thế nhưng nguồn di sản tư liệu dù phong phú thế nào nếu không được quản lí tốt, bảo quản tốt thì sẽ sớm dẫn đến hư hại, mất mát. Bên cạnh đó, khoảng trống pháp lý trong bảo vệ di sản tư liệu cũng là một trong những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.

Giống như các di sản vật thể và phi vật thể khác, sau khi được UNESCO công nhận 82 bia tiến sỹ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới đã đặt ra cho Việt Nam yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và phát huy di sản. Mặc dù đã được tập trung nguồn lực, các giải pháp bảo quản dưới mái che nhưng 82 bia đá này vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên.

Bên cạnh những khó khăn bởi chất liệu của 82 bia Tiến sĩ thì thời gian xin cấp phép cho các hoạt động liên quan cũng là một trong những trở ngại để đơn vị quản lý tiến hành bảo vệ di sản tư liệu này.

Theo thời gian, các phần đáng kể của di sản tư liệu sẽ bị mất đi nếu chúng ta không sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để có những biện pháp bảo vệ hiệu quả. Bảo tồn di sản tư liệu phù hợp không chỉ giúp chúng ta giữ gìn được giá trị di sản độc đáo này mà còn đưa được di sản đó đến với cộng đồng trong cuộc sống đương đại, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước.

Xin mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Việt Hoà