• 1149 lượt xem
  • 21:03 25/05/2022
  • Kinh tế

Kinh tế cả nước khởi sắc nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro làm chậm tăng trưởng

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, bước đầu cho thấy kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, GDP quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03%, cao hơn tốc độ tăng 4,72% cùng kỳ năm 2021. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường bao gồm hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75%. 

Tiến sĩ HỒ NGỌC ĐĂNG - Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh: Để tái sản xuất, đề nghị Chính phủ và Quốc hội giảm thuế, tạm ứng vốn cho một số doanh nghiệp để đi vào sản xuất. Thứ 2 là giãn nợ, xóa các khoản thu nhập không chính đáng của người dân và lao động. Mở rộng các dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các lao động giãn đơn. Đây là vừa tạo ra sản xuất, các sản phẩm cho xã hội để chúng ta ổn định hơn.”

Về giải pháp phục hồi cho một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành các Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp là kịp thời, tuy nhiên cần rõ ràng khi ban hành chính sách và có sự kiểm soát quá trình thực hiện.

Ông CHÂU MINH NGUYỆN - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai:Tôi đề nghị Quốc hội khi ban hành chính sách có kiểm tra lại Chính phủ và các Bộ ngành để khi ban hành Chính sách phải rõ ràng, minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn. Tôi lấy ví dụ là Thông tư 010314 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước  ghi là doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nếu là Ngân hàng Thương mại thì không áp dụng được bởi thế nào là bị ảnh hưởng nên rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được chủ trương này, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.”

Đến cuối quý I/2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9%, dự báo sẽ tăng lên 3,8% vào cuối năm nay và 4,0% vào năm 2023. Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong đầu tư, giải ngân vốn trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ. Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai các Nghị quyết, chương trình của Quốc hội, Chính phủ ban hành, giảm tác động đáng kể trong tăng trưởng.
 

Nguyễn Sơn