Kinh tế Nga thích ứng với các lệnh trừng phạt

Nền kinh tế Nga đang phải đối với nhiều khó khăn và thách thức do các biện pháp trừng phạt của phương tây, nhưng sẽ thích ứng và phục hồi. đây là khẳng định vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tại cuộc họp về các biện pháp hỗ trợ kinh tế-xã hội cho các địa phương.

Tổng thống Putin thừa nhận, các biện pháp trừng phạt của phương Tây là một đòn giáng mạnh vào Nga, lạm phát và thất nghiệp sẽ gia tăng, nhưng khẳng định, Moscow có đủ nguồn lực tài chính để đối phó với những thách thức hiện nay và Ngân hàng trung ương không cần in thêm tiền.

Tổng thống Nga VLADIMIR PUTIN: Mọi thứ đang không hề dễ dàng với chúng tôi. Các chiến lược tài chính, các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt và áp lực chưa từng có. Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng đầu tiên bởi lệnh trừng phạt. Nhưng các ngân hàng Nga đã vượt qua thách thức này. Họ đã điều hành các khoản thanh toán đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp. 

Tổng thống Putin cũng yêu cầu tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, lưu ý Chính phủ Nga cần phải cân nhắc thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Ông cam kết hỗ trợ cho các gia đình có trẻ nhỏ và tăng các khoản thanh toán xã hội trong trường hợp xảy ra lạm phát.

Tổng thống Nga VLADIMIR PUTIN: Trong tình hình này, nhiệm vụ của chúng ta là giảm thiểu rủi ro. Chúng ta cũng sẽ vượt qua những khó khăn này. Nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ thích ứng với thực tế mới. 

Tổng thống Putin đã ký Sắc lệnh về các biện pháp đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội và bảo vệ dân cư ở Nga, theo đó bổ sung quyền hạn của người đứng đầu các khu vực. Họ sẽ có thể đưa ra các quyết định hoạt động linh hoạt để hỗ trợ nền kinh tế và người dân trên địa bàn. Các khu vực cũng sẽ được miễn thanh toán các khoản vay ngân sách trong năm nay và các khoản thanh toán cho các khoản vay thương mại, nếu cần thiết, sẽ được thay thế bằng ngân sách.

THỦ TƯỚNG ANH TÌM GIẢI PHÁP GIẢM PHỤ THUỘC VÀO NĂNG LƯỢNG TỪ NGA

Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa chuyến công du tới 2 quốc gia vùng Vịnh là A-Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất UAE, nhằm tìm cách xoa dịu những áp lực do giá khí đốt biến động.

Chuyến công du vùng Vịnh của chuyến thăm của Thủ tướng Anh Boris Johnson nhằm tìm kiếm các khoản đầu tư lớn hơn vào quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của nước này đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước này từ Nga.

Thủ tướng Anh BORIS JOHNSON: Mọi người đều nhận thức rõ về sự cần thiết phải đảm bảo sự ổn định trên thị trường dầu mỏ và thị trường khí đốt toàn cầu, cũng như sự cần thiết của việc tránh các đợt tăng giá và đảm bảo nền kinh tế toàn cầu vững mạnh. Đây cũng là điều có lợi cho các nước sản xuất dầu. 

Dầu mỏ Trong bối cảnh Vương quốc Anh và hầu hết các nước phương Tây đang phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng ngày càng leo thang, thủ tướng Johnson cũng kêu gọi hai nhà sản xuất khí đốt lớn của OPEC là A-Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE), tiếp tục bơm thêm dầu vào thị trường, nhằm ổn định thị trường toàn toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tiếp tục leo thang. 

Theo nhà lãnh đạo Anh, áp lực tăng thêm dầu là yêu cầu cao đối với cả Abu Dhabi hay Riyadh nhưng cũng mang đến lợi nhuận nhiều hơn cho cả hai nước.

NHẬT BẢN: ĐỘNG ĐẤT MẠNH GỢI LẠI THẢM HỌA Ở FUKUSHIMA

Đêm 16/3, theo giờ địa phương, một trận động đất độ lớn 7,4 đã xảy ra ở phía đông bắc của Nhật Bản, ngoài khơi tỉnh Fukushima. Vị trí và rung chấn của trận động đất đã gợi lại cho người dân Nhật Bản những ký ức đau buồn về thảm họa kép động đất, sóng thần cách đây hơn 1 thập kỷ.

Tỉnh dậy sau khi chứng kiến trận động đất kinh hoàng làm rung chuyển nhiều tỉnh, thành phố ở Đông Bắc Nhật Bản, người dân thủ đô Tokyo vẫn chưa hết bàng hoàng. Trận động đất khiến họ nhớ đến thảm họa kép động đất sóng thần xảy ra vào tháng 3/2011, kéo theo đó là sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Người dân Tokyo, Nhật Bản: Trận động đất đêm qua rung chuyển mạnh hơn cả trận động đất năm 2011. Nhưng tôi hy vọng thiệt hại sẽ không tồi tệ như vậy.

Người dân Tokyo, Nhật Bản: “Tôi thực sự cảm thấy tồi tệ cho người dân ở Fukushima. Điều này xảy ra ngay khi họ dần quên đi thảm họa năm 2011. Khi tôi nhìn thấy mặt Thái Bình Dương xung quanh khu vực Tohoku có màu vàng tức là biểu thị cảnh báo sóng thần trên TV, tôi đã nghĩ, “không lẽ nó lại xảy ra nữa sao”.

Vào lúc 23 giờ 36 phút ngày 16/3, trận động đất đã gây rung lắc mạnh với độ lớn 7,4 với tâm chấn nằm ở độ sâu 57km ngoài khơi Fukushima. Thủ đô Tokyo và nhiều tỉnh thành lân cận hứng chịu rung lắc mạnh. Cảnh báo sóng thần cao trên 1m đã được đưa ra trước đó và rút lại vài giờ sau đó.

Theo báo cáo mới nhất, đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 160 người bị thương do động đất. Đến sáng 17/3, khoảng 36.400 hộ gia đình Nhật Bản sử dụng mạng lưới điện của công ty điện lực Tohoku vẫn không có điện sinh hoạt, nhiều tuyến đường sắt tới khu vực miền Đông Bắc, trong đó có tàu siêu tốc Shinkansen tạm ngừng hoạt động. 

Đinh Giang