Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào ngày 20/10/2022. Theo chương trình, Quốc hội họp tập trung trong thời gian 21 ngày và đã bế mạc vào ngày 15/11/2022..
Về công tác giám sát, Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua kế hoạch và ngân sách phát triển KT-XH năm 2023; công tác phòng chống tham nhũng, đấu tranh chống tội phạm.
Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội xem xét, thông qua 6 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và góp ý 8 dự án luật.
Về công tác nhân sự, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Tổng Kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngoài ra, Quốc hội tiến hành 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với các bộ trưởng và trưởng ngành gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn 4 nhóm nội dung thuộc lĩnh vực: Xây dựng, thông tin và truyền thông, nội vụ và thanh tra.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 06 dự án Luật, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi);
03 dự thảo Nghị quyết, gồm: Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 08 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).