Trong cuộc sống hối hả, hiện đại người Dao Tuyển vẫn giữ một nét văn hóa truyền thống độc đáo - nghề trồng bông, dệt vải. Phóng sự thực hiện tại bản Mo, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Vào những ngày nông nhàn, các chị em ở Bản Mo lại tập trung để bật bông, kéo sợi. Những quả bông được thu từ cuối tháng sáu, nằm yên trên gác bếp đợi đến lúc này được bàn thay khéo léo của chị em biến thành những cuộn bông trắng muốt như thế này.
Chị HOÀNG THỊ THIẾT: Bản Mo, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: Đàn bà thì ai biết làm thì tập làm, rủ nhau làm, một ngày chục người rủ nhau làm thấy vui, mình thích làm quần áo dân tộc mình nó đẹp.
Để làm nên 1 tấm vải là sự kỳ công của người phụ nữ Dao Tuyển. Quả bông thu về, phải tách hạt và qua nhiều công đoạn khác nữa mới có thể dệt thành vải. Sau đó còn phải hồ, nhuộm chàm mới có thể may thành quần áo.
Chị TRƯỞNG THỊ THIM: Bản Mo, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: Vất vả lắm, hết công nhiều lắm, mình cũng không phải bỏ ngày ma làm đâu, nhưng phong tục mình mặc như thế nên mình cũng phải cố làm, con đi học cũng phải có được mặc trang phụ mình hết.
Một tấm vải như thế này có giá 1 triệu 600 nghìn đồng. So với công sức và thời gian phải bỏ ra, thì giá trị có thể chưa thật cao.
Chị HOÀNG THỊ KHỎA: Bản Mo, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: Muốn tiêu thụ để bán, bà con mong sẽ làm được hợp tác xã cho bà con để tiêu thụ để bán.
Những hạt bông lại sẽ được gieo vào đất, bắt đầu cho một vụ sản xuất mới. Còn chị em phụ nữ người Dao Tuyển ở Bản Mo thì đang tất bật chuẩn bị vải chàm để chuẩn bị cho những bộ quần áo mới./.
Thực hiện : Vũ Thắng Hồng Ngọc