Nghịch lý nơi được đầu tư để bảo vệ môi trường lại gây ô nhiễm: Nguyên nhân từ sự lãng phí

Nhiều lò đốt rác tại các địa phương được đầu tư với số tiền hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, song bỏ không nhiều năm không hoạt động. Khiến hàng triệu tấn rác chưa được xử lý. Dẫn đến nghịch lý, những nơi xử lý rác thải, bảo vệ môi trường lại có nguy cơ gây ô nhiễm.

Cổng đóng then cài, cỏ cây mọc um tùm, kết cấu công trình xuống cấp. Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh, Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng, chậm tiến độ gần chục năm nay.

Theo kỳ vọng, nhà máy này có thể xử lý được toàn bộ lượng rác tại địa phương và lân cận. Nên chính quyền địa phương đã nhanh chóng thu hồi hơn 87.000 m2 đất nông nghiệp để giao cho chủ đầu tư. Nhưng thực tế, nhà máy thì đóng cửa, người dân cũng chẳng có đất mà canh tác

Tương tự tại tỉnh Quảng Ninh…

Hàng trăm nghìn tấn rác thải lộ thiên, không che chắn, chưa qua xử lý luôn bốc mùi hôi thối cũng nằm cạnh nhà máy xử lý rác thế này.

Đại diện chủ đầu tư thừa nhận dự án đã chậm tiến độ, vì một số vướng mắc về thủ tục.

Chưa đi vào hoạt động, chưa đủ thủ tục pháp lý. Nhưng suốt 4 năm qua, chính quyền địa phương vẫn cho mỗi ngày hơn 500 tấn rác vào lưu trữ. Khiến doanh nghiệp không đủ khả năng giải quyết

Thừa nhận số lượng rác phát sinh tại thời điểm này đã lên trên 800 nghìn tấn, và tiếp tục có thể tăng lên vì bãi rác đang tiếp nhận rác của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Quảng Yên...và tại thời điểm này vẫn chưa tìm được hưởng xử lý

Trong lúc chờ đợi những giải pháp từ các đơn vị chức năng. Nhiều người dân lo ngại về những tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt là nguy cơ nước rỉ rác độc hại tràn ra môi trường, chảy thẳng ra sông Diễn Vọng, nơi dự phòng cung cấp nguồn ngước cho thành phố Hạ Long, trong mùa mưa bão.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Hoàng Tùng