Nhiều nước thay đổi chính sách tiền tệ, ứng phó lạm phát

Hiện nay, nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đang có những biến động mạnh do thực trạng lạm phát gia tăng. Trước tình hình đó, nhiều nước đã thực hiện sửa đổi chính sách tiền tệ của mình bằng cách tăng lãi suất để ứng phó lạm phát.

Sau sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm, đánh dấu lần tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, dấu hiệu lạm phát có tín hiệu được cải thiện nhưng không đáng kể. Tại Châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde thông báo ECB sẽ tăng lãi suất vào tháng 7, dự kiến thoát khỏi mức lãi suất âm vào cuối tháng 9 năm nay.

 Ông WEN BIN, Ngân hàng Minsheng, Trung Quốc: “Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ đã làm gia tăng sự biến động của thị trường tài chính quốc tế. Với việc chỉ số đồng USD đang tiếp tục mạnh lên, một số nền kinh tế mới nổi, có cơ cấu kinh tế mỏng đang đối mặt với rủi ro suy thoái, phá giá tiền tệ cũng như khủng hoảng nợ”.

Tại khu vực Châu Á, Trung Quốc cho biết tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD hiện đang mất giá ngắn hạn. Tuy nhiên, nước này sẽ tiếp tục thu hút nhiều dòng đầu tư khác nhau vào thị trường nội địa, hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì trong phạm vi phù hợp.

Chuyên gia kinh tế NIE QINGPING:Số liệu trong tháng 5 vừa qua cho thấy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định. Thể hiện qua các hạng mục đầu tư nước ngoài, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đầu tư, đến việc làm và tiêu dùng”.

Đối với các thị trường mới nổi, việc tăng tốc thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế lớn đã hạn chế các chính sách vĩ mô ở một mức độ nhất định. Điều này làm giảm tính bền vững trong khả năng phục hồi kinh tế của những quốc gia đó.
 

Đinh Phượng