Nhiều thách thức khi thực hiện chăn nuôi công nghệ cao

Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, những năm qua, chăn nuôi có bước phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và giá trị, đóng góp 17,6% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2021. Quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi là nhờ vào kết quả của việc gia tăng quy mô đàn gia súc có sừng; ổn định đàn heo và gia cầm, nâng cao chất lượng thịt.

Để sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực vào năm 2030 như Chiến lược đề ra, việc tạo ra đàn gia súc, gia cầm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi cần được ưu tiên. Dù vậy vẫn còn những khó khăn hiện hữu trong chăn nuôi công nghệ cao, mời quý vị theo dõi ghi nhận thực tế sau.

Là chủ trang trại chăn nuôi lợn quy mô trung bình tại thành phố Cần Thơ, ông Dương Hoàng Dũng cho biết hiện ông muốn mở rộng trang trại, đầu tư công nghệ cao, nếu làm được sẽ hạn chế dịch bệnh, tuy nhiên nguồn vốn là điều khó khăn.

Theo sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ toàn thành phố hiện có trên 288 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, quy mô lớn chỉ được 6 trang trại, tập chủ yếu nuôi lợn và gà, còn lại chỉ quy mô vừa và nhỏ, nói về chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vẫn còn hạn chế.

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu trong tình hình hiện nay, tuy nhiên cần đến sự vào cuộc của nhiều ngành lĩnh vực, hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi mới mong có sự mạnh dạng đầu tư của doanh nghiệp và nông dân.

Tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn vốn, để người dân, doanh nghiệp đầu tư, đây thật sự là hướng mở cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Công Tràng – Chí Điển