Nhiều thứ hạng của Việt Nam được cải thiện trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Nhiều thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu đã có sự cải thiện trong năm 2022. Có được điều này là nhờ triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP, kết quả, bài học và kiến nghị được tổ chức sáng 9/12 tại Hà Nội.

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, một số bảng xếp hạng năm 2022, thứ hạng của Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với năm 2021. Trong đó, trình độ phát triển thị trường (thể hiện qua chỉ số Tự do kinh tế) của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá là nền kinh tế dẫn đầu về mức độ cải thiện hiệu quả. Các mục tiêu về cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và và Fitch. Việc đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phân chia cộng đồng DN theo từng nhóm đối tượng được hỗ trợ là những biện pháp đã và đang được nhiều địa phương triển khai.

Trong 10 tháng năm 2022, Chính phủ đã ban hành hơn 10 văn bản là những Nghị quyết của Chính phủ, hướng đến những chỉ đạo về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh.

Dù vậy trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó đoán định, sẽ cần thúc đẩy hơn nữa việc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, và nỗ lực thực thi cần phải mạnh mẽ hơn.

Nghị quyết số 02/NQ-CP và những chỉ đạo của Chính phủ về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được xem là gói hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp; qua đó tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!

Lê Hương